Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un.
Vào tháng 10, báo Nodon Synmun xuất bản một bài bình luận trong đó Triều Tiên đề xuất với Mỹ cùng chung sống hòa bình sau khi công nhận tình trạng hạt nhân của nước này.
Theo lời ông Pashin, Bình Nhưỡng đã sẵn sàng cho các cuộc đàm phán nói chung và đối với CHDCND Triều Tiên, tình trạng nào cũng không quan trọng: cường quốc hạt nhân hay "nước sở hữu hạt nhân".
Ông nói thêm rằng, Triều Tiên đã đưa ra điều kiện của họ "vào sáng sớm lúc 2h30 một tên lửa được phóng ra, vượt 4,5 nghìn km".
Đồng thời, nghị sĩ nói rằng Bình Nhưỡng vẫn chưa sẵn sàng từ bỏ chương trình hạt nhân. Theo Pashin, CHDCND Triều Tiên tin rằng họ ở trong tình thế buộc phải "hung hăng", còn các biện pháp chế tài chỉ làm cho đất nước trở nên mạnh hơn.
CHDCND Triều Tiên tuyên bố rằng họ đã sẵn sàng đạt tới bất cứ điểm nào ở Mỹ bằng đầu đạn hạt nhân của mình, khi họ có tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (MBE), Pashin thuật lại.
Với việc Triều Tiên tiến hành vụ thử vũ khí được cho là tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) tân tiến hơn, Trung Quốc đang chịu sức ép lớn phải áp đặt các lệnh trừng phạt kinh tế làm tê liệt Bình Nhưỡng, trong đó có việc cắt đứt nguồn cung dầu mỏ. Sau nghị quyết mới nhất của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) đối với Triều Tiên, Trung Quốc đã cam kết hạn chế hoạt động xuất khẩu dầu thô và các sản phẩm từ dầu mỏ cho Bình Nhưỡng.
Tuy vậy, ngày 29.11, đại sứ Mỹ tại LHQ Nikki Haley cho biết, trong cuộc điện đàm, Tổng thống Donald Trump đã kêu gọi người đồng cấp Trung Quốc cắt nguồn cung dầu mỏ cho Triều Tiên. Việc cắt đứt hoàn toàn nguồn cung dầu mỏ sẽ là một bước đi quyết liệt.
Cộng đồng quốc tế không còn nhiều thời gian để đối phó với Triều Tiên. Song đó không phải lý do để hấp tấp đưa ra các biện pháp mà không đưa ra đánh giá toàn diện về tác động tiềm tàng của những biện pháp này. Vấn đề đầu tiên cần cân nhắc là tác động trực tiếp của biện pháp này tới chương trình vũ khí và hạt nhân của Triều Tiên.