Như Dân Việt đã thông tin, tối qua (6.12), Công an quận Cầu Giấy (Hà Nội) đã tạm giữ hình sự và thực hiện các biện pháp tố tụng đối với Trần Hoài Nam (SN 1983, trú tại phường Nghĩa Đô). Nam đã tàn nhẫn hành hạ con trai 10 tuổi của mình trong suốt một thời gian dài.
Theo lời kể của K, trong thời gian ở với bố đẻ và mẹ kế, cháu thường xuyên bị đánh. Một cán bộ Công an quận Cầu Giấy, sau khi được cơ quan điều tra mời lên làm việc, cả bố đẻ và mẹ kế cháu K đều thừa nhận hành vi đánh đập cháu bé. Kiểm tra sức khỏe ban đầu, cháu K bị rạn xương sườn.
Những vết thương chằng chịt trên mặt bé K khiến nhiều người xót xa.
Liên quan đến sự việc này, dưới góc độ pháp lý, trao đổi với PV Dân Việt, luật sư Nguyễn Anh Thơm (Đoàn luật sư TP Hà Nội) nhận định hành vi của bố và mẹ kế cháu K là dã man và không thể chấp nhận được. Hành vi của Nam và người vợ thứ hại đã xâm hại đến sức khỏe của của cháu K.
“Dù là con cái hay mọi người dân thì tính mạng và sức khỏe đều được pháp luật bảo vệ. Việc làm của của của đối tượng Nam và người vợ thứ hai phải lên án và xử lý nghiêm minh theo quy định. Hành vi của họ đã gây thương tích cho cháu bé, mà đây lại là con của mình thì càng phải lên án”, luật sư Thơm nói.
Theo luật sư, hành vi của Nam và người vợ thứ hai đã vi phạm pháp luật.
Theo luật sư Thơm hành vi của vợ chồng Nam đã phạm tội “Cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác” theo Điều 104, Bộ luật hình sự.
Luật sư Thơm phân tích, trong trường hợp này, để biết cụ thể mức phạt cụ thể dành cho các đối tượng thì phải chờ kết quả giám định thương tật từ phía cơ quan chức năng. Nhưng về cơ bản các đối tượng đã vi phạm Điều 104, Bộ luật hình sự. Như vậy sẽ có các trường hợp sau xảy ra:
1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
2. Phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60% hoặc từ 11% đến 30%, nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.
3. Phạm tội gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên hoặc dẫn đến chết người hoặc từ 31% đến 60%, nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười lăm năm.
4. Phạm tội dẫn đến chết nhiều người hoặc trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng khác, thì bị phạt tù từ mười năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân.