1.Để thịt gà quá lâu ngoài không khí
Một số người có thói quen sau khi đem thịt gà đang đông đá ra để bên ngoài để nó tự rã đông. Tuy nhiên, vì không biết chính xác thời gian cần thiết cho việc rã đông nên đôi khi vô tình để quá lâu, tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi. Điều này rất dễ gây ra ngộ độc thực phẩm.
Nếu muốn rã đông an toàn, cách tốt nhất là cho vào ngăn mát tủ lạnh để thịt gà được tan tự nhiên, trước khi nấu mới mang ra chế biến.
2.Lưu trữ không đúng cách
Bạn có chắc rằng để thịt gà đúng chỗ trong tủ lạnh chưa. Nước thịt gà có thể bị rò rỉ, chảy ra bên ngoài nếu bạn không để đúng vị trí và chứa trong vật dụng đúng cách.
Lời khuyên đưa ra là bạn nên đặt thịt gà vào trong một chiếc đĩa vừa phải hoặc đựng vào trong một hộp nhựa có nắp đậy để đảm bảo mùi hôi không ám vào tủ lạnh.
3.Rửa gà bằng nước lạnh
Việc rửa thịt gà bằng nước lạnh thông thường tiềm ẩn nhiều nguy cơ lây lan vi khuẩn.
Thay vào đó, bạn có thể rửa thịt gà bằng nước sôi hoặc nếu là thịt gà tươi, sạch thì không cần phải rửa mà cho thẳng vào chảo để rán hoặc nướng.
4.Ướp gia vị không đúng cách
Thông thường mọi người hay ướp thịt gà với nước ướp thịt (giấm, muối, dầu, gia vị...). Tuy nhiên, bạn không nên sử dụng lại nước ướp thịt còn dư sau khi đã tiếp xúc qua với thịt sống.
Bạn nên ướp thịt gà vào trong một túi zip rồi đặt vào trong ngăn mát tủ lạnh, như vậy thịt sẽ thấm đậm đà gia vị mà không phải lo lắng việc vi khuẩn sinh sôi.
5.Sử dụng lại công cụ chạm vào gà sống
Có thể nhiều người thường dùng một con dao để cắt nhiều thực phẩm khác nhau cùng một lúc. Vi khuẩn salmonella có trong thịt sống là nguyên nhân gây ra bệnh tiêu chảy.
Sau khi cắt thịt gà cần phải rửa sạch dụng cụ trước khi cắt những thứ khác để tránh bị nhiễm khuẩn.
6.Để gà sống chạm vào thực phẩm khác
Với những căn bếp nhỏ, mọi người thường hay đựng thực phẩm chung với nhau để tiết kiệm không gian. Nhưng bạn sẽ không ngờ rằng nước thịt gà khi rã đông tan ra mang nhiều vi khuẩn gây ô nhiễm thực phẩm bên cạnh.
Cách tốt nhất là tránh để thịt gà sống tiếp xúc với những đồ chưa nấu chín.
7.Quên rửa tay
Tay là nơi dễ lây nhiễm vi khuẩn nhất, một khi tay của bạn tiếp xúc với thịt gà sống thì vi khuẩn sẽ dễ dàng lây lan sang bất kỳ thứ gì mà tay chạm vào.
Bạn cần phải cẩn thận không để tay chạm vào bất kỳ bề mặt nào của đồ vật. Sau khi cắt thịt sống cần phải rửa tay sạch sẽ trước khi sơ chế những thứ khác. Các dụng cụ đã sử dụng cần rửa sạch bằng xà phòng và nước sôi để đảm bảo vệ sinh.
8.Sử dụng 1 miếng bọt biển trong vài tháng
Những miếng bọt biển là nơi chứa nhiều mầm bệnh và vi khuẩn nhất mà bạn không ngờ tới. Đặc biệt là sau khi dùng nó để cọ rửa đồ dùng nhà bếp, những vi khuẩn này có thể tiếp xúc và lây lan sang thịt gà sống.
Hãy vệ sinh miếng bọt biển hằng ngày, để chúng nơi khô ráo hoặc cho vào lò nướng sấy khô. Đồng thời, từ 2-3 tuần bạn nên thay một miếng bọt biển mới.
Những thói quen chế biến thịt thông thường vô tình đem đến những mầm bệnh nguy hiểm mà bạn không thể ngờ tới.