Dân Việt

HDBank lọt top ngân hàng mạnh nhất châu Á

P.V 13/12/2017 13:30 GMT+7
Xếp hạng công bố mới đây của The Asian Banker xác nhận cùng với nhiều tên tuổi ngân hàng lớn như Vietcombank, BIDV, ACB, HDBank đã lọt top những ngân hàng mạnh nhất khu vực.

The Asian Banker “nói” gì ngân hàng Việt?

Công bố, dựa trên kết quả nghiên cứu hàng năm về hoạt động tài chính và kinh doanh của ngành ngân hàng ở khu vực châu Á -Thái Bình Dương của The Asian Banker đưa ra mới đây, thể hiện sự tích cực của hệ thống ngân hàng Việt Nam. Có 15 ngân hàng thương mại của Việt Nam được lọt vào danh sách 500 ngân hàng thuộc khu vực châu Á - Thái Bình Dương, theo đánh giá của tổ chức này.

img

Tiêu chí đánh giá của The Asian Banker dựa trên quy mô tài sản để cho ra danh sách 500 ngân hàng hàng đầu (AB500Rank) và xếp loại 500 ngân hàng dựa trên niềm tin về khả năng sinh lời lâu dài từ kinh doanh cốt lõi của các ngân hàng (Strength Rank) - hay các ngân hàng mạnh nhất khu vực.

Trong bảng xếp hạng, về quy mô tài sản, Vietcombank đứng ở vị trí thứ 3 tại thị trường Việt Nam (thứ hạng 188 trong bảng AB500) nhưng lại được đánh giá cao về khả năng sinh lời khi xếp thứ 48 trong danh sách về Strength Rank, cao nhất trong số các ngân hàng thương mại Việt Nam.

Cùng với đó, HDBank trở thành nhân tố bất ngờ khi vượt lên nhiều ngân hàng về nỗ lực làm mới, để xếp ở vị thứ top 8 cao hơn hẳn, cả ở hai tiêu chí đánh giá về quy mô tài sản và khả năng sinh lời. Theo đó, HDBank tiệm cận “cùng chiếu” những ngân hàng nhóm “big four” như Vietcombank, BIDV, Vietinbank.

Giới quan sát đánh giá nghiên cứu này sát gần với thực tế chuyển động của hệ thống ngân hàng, và HDBank đang chứng tỏ họ đã đến thời điểm hái quả ngọt từ quá trình dày công đầu tư trong hệ sinh thái ngân hàng chung mà xác lập một hệ sinh thái riêng có của mình.

Chiến lược “3 trong 1” của HDBank

img

Nhận định về đánh giá The Asian Banker, góc vị trí, sức mạnh của HDBank, đại diện lãnh đạo HDBank chia sẻ, đó là thành quả của một tập thể hơn 13.000 nhân viên là những nhân sự trực tiếp của tổ chức, và sự hậu thuẫn của những lãnh đạo trong hệ sinh thái ngân hàng-tiêu dùng mà HDBank có được. 

Kết thúc kế hoạch chiến lược 5 năm 2011 -2016, với sự tham gia của tư vấn nước ngoài HDBank đã đạt những kết quả kinh doanh ấn tượng với tốc độ tặng trưởng bình quân gần 40%/năm. Thứ nhất, là tiên phong về M&A. Khác với tổ chức tín dụng khác, HDBank đã đón DaiABank theo hướng sáp nhập tự nguyện, tức được lựa chọn, thương thảo đối tác để có một “deal” chủ động, qua đó nâng quy mô tài sản, mạng lưới và khách hàng. Thứ hai, HDBank rất sớm, đã dự báo được tiềm năng tăng trưởng hấp dẫn và bền vững của ngân hàng bán lẻ phục vụ tài chính tiêu dùng và xác lập mô hình phục vụ ngân hàng bán lẻ đa năng.

HDBank đã là ngân hàng Việt Nam đầu tiên thực hiện mua lại công ty tài chính quốc tế, thiết lập và kiện toàn sớm cơ sở hạ tầng, nguồn lực sẵn có để phục vụ nhu cầu còn rất lớn của 95 triệu khách hàng tiềm năng là những người Việt Nam hôm nay và sẽ còn nhân rộng trong nay mai. Với đối tác chiến lược VietjetAir, chỉ riêng năm 2018 HDBank đang khả năng tiếp cận tới 20 triệu khách hàng để bán chéo sản phẩm, gia tăng nguồn thu dịch vụ, hoàn thiện hệ sinh thái tiêu dùng - ngân hàng - hàng như một lợi thế riêng.

Nhận định về những chia sẻ này, một chuyên gia chiến lược cho biết lẽ dĩ nhiên, đằng sau con đường đi đột phá từ ngân hàng tầm trung lên ngân hàng top mạnh khu vực, ngoài chiến lược sắc bén, thực tế, hiệu quả, yếu tố niềm tin quản trị và thương hiệu mà “Bông hồng thép”- bà Nguyễn Thị Phương Thảo -Phó Chủ tịch HĐQT và bà Lê Thị Băng Tâm – nữ tướng ngành Tài chính, có giá trị không nhỏ. Cùng với đó, HDBank chắc chắn đã và đang trải qua nhiều nỗ lực, cố gắng khác.

Câu chuyện tìm kiếm một cách khắt khe, chắt lọc để lựa chọn những đối tác chiến lược quốc tế có thể đưa HDBank đến với những vùng trời của thị trường ngân hàng bán lẻ-hàng không ngoài thị trường 95 triệu dân, kế hoạch niêm yết trên sàn HoSE tới đây của HDBank… là những ví dụ. Và đằng sau những con số về tổng tài sản lên tới 180.000 tỷ đồng, vốn điều lệ gần 9.800 tỷ đồng, tỷ lệ nợ xấu dưới 1,2%…là cuộc cạnh tranh khốc liệt về dịch vụ, thị phần khách hàng, bao gồm Doanh nghiệp lớn, FDI, SMEs và cá nhân. 

“Đường đi của HDBank để khẳng định vị thế ngân hàng khu vực còn dài. Thị trường cũng có thể nhìn thấy nhiều điều thú vị qua soi chiếu đường đi, vận động của HDBank và những nỗ lực chuyển mình của cả hệ thống ngân hàng Việt”, chuyên gia đánh giá.