Sa mạc Badain Jaran bao phủ một khu vực rộng 49.000 km2 tại Khu tự trị Nội Mông và các vùng khác ở Trung Quốc.
Sa mạc lớn thứ ba ở Trung Quốc nổi tiếng với các cồn cát cao nhất trên Trái đất. Một số cồn cát ở đây có chiều cao hơn 500m.
Sa mạc Badain Jaran có khí hậu cực kỳ khô nóng, với lượng mưa trung bình hằng năm khoảng 50-60 mm. Phần lớn nước mưa bốc hơi hết trước khi rơi xuống đất.
Mặc dù vậy, sa mạc Badain Jaran khiến nhiều người bất ngờ khi có gần 140 hồ nước nằm giữa cồn cát.
Những hồ nước khiến tên của sa mạc trong tiếng Mông Cổ có nghĩa là “các hồ nước bí ẩn”.
Nguồn cung cấp nước cho các hồ bí ẩn này được cho là từ các suối nước ngầm chảy dưới lớp địa chất sỏi và xuất hiện giữa các cồn cát.
Các dòng suối được cung cấp nước từ nước mưa và tuyết tan từ các dãy núi xung quanh sa mạc.
Mặc dù các dòng suối mang theo nước ngọt, nhưng phần lớn hồ trên sa mạc Badain Jaran có chứa muối. Điều này có thể được giải thích do hiện tượng nước bốc hơi nhanh.
Một số hồ thay đổi màu nước do sự hiện diện của tảo, tôm nước mặn và khoáng chất. Hiện tượng nước bốc hơi cũng khiến một số hồ hình thành lớp muối xung quanh.
Các hồ nước ngọt cung cấp nguồn nước ổn định cho người dân sống du mục và đàn gia súc của họ trên sa mạc. Phần lớn hồ được bao quanh bởi một và đai xanh và có dân cư sinh sống.
Du khách có thể thấy đế giày mềm đi và hơi nóng khủng khiếp trên đầu khi tới Hỏa Diệm Sơn ở Trung Quốc.