Các quỹ đầu tưvà ngân hàng nước ngoài, bao gồm các định chế tài chính lớn nhất đang đầu tư vào thị trường chứng khoán Việt Nam nhưCredit Saison (Nhật), Deutsche Bank AG (Đức), JPMorgan Vietnam Opportunities Fund, CAM Bank (Nhật Bản), RWC Frontier Markets Opportunity Master Fund (Anh), Macquarie Bank (Úc), Charlemagne (Anh); Dragon Capital (Anh), Vina Capital… đã chi 300 triệu USD (hơn 6.800 tỷ đồng) tương ứng tỷ lệ sở hữu 21,5%, mỗi nhà đầu tư đợt này được sở hữu không quá 3%.
Trao đổi tại lễ giao giấy chứng nhận, ôngAkihiro Matsuda – Thành viên HĐQT, đại diện Credit Saison cho biết: “Chúng tôi quyết định đầu tư vào HDBank sau 3 năm hợp tác chiến lược trong mảng tài chính tiêu dùng, chúng tôi đánh giá các chỉ số như tốc độ tăng trưởng, quy mô tổng tài sản,mạng lưới, lợi nhuận ấn tượng của một “ngôi sao đang lên”so mặt bằng chung của ngành ngân hàng cũng như đánh giá cao đội ngũ lãnh đạo của HDBank đã cho thấy kế hoạch rõ ràng và tiềm năng phát triển mạnh mẽ trong 5 năm tới”.
Ông Lê Thành Trung – Phó TGĐ, đại diện HDBank chia sẻ: “Việc 76 nhà đầu tư là các định chế tài chính uy tín mua cổ phiếu HDBank cho thấy sự quan tâm của giới đầu tư tài chính tới Ngân hàng chúng tôi. Đợt phát hành thành công này, trước thềm niêm yết sẽ gia tăng tiềm lực tài chính cho HDBank. Đây sẽ là tiền đề quan trọng để HDBank đạt được bước tăng trưởng đột phá trong những năm tới”.
Đợt chào bán cổ phần từ cổ đông hiện hữu được thực hiện thành công theo phương pháp dựng sổ, với giá bán 32.000 đồng/cổ phiếuvới sự tư vấn của hai công ty chứng khoán hàng đầu thị trường là Chứng khoán Sài Gòn (SSI) và chứng khoán TPHCM (HSC). HDBank cũng phát hành riêng lẻ thành công hơn 98 triệu cổ phần cho nhà đầu tư lớn hiện hữu, thu về gần 3.200 tỷ đồng.Phương thức chào bán cổ phần của cổ đông hiện hữu đi cùng tăng vốn thông quaphát hành riêng lẻ với cùng một mức giá tương đối phổ biến trên thị trường,tạo điều kiện tốt nhất cho nhà đầu tư nước ngoài được giao dịch cổ phiếu ngay, còn cổ đông chính trong nước mua cổ phiếu phát hành riêng lẻ sẽ hạn chế chuyển nhượng trong thời hạn 1 năm.
Sau đợt phát hành nói trên, vốn điều lệ của HDBank là 9.800 tỷ đồng, số tiền thặng dư vốn cổ phần thu về gần 2.100 tỷ đồng. HDBank cũng đã nộp đủ hồ sơ để có thể niêm yết tại Sở Giao dịch chứng khoán TPHCM vào đầu năm 2018.
Sau khi sáp nhập Ngân hàng TMCP Đại Á (DaiABank) năm 2013 và và mua lại công ty tài chính Société Générale (cộng hòa Pháp), HDBank hiện có vốn chủ sở hữu14.180 tỉ đồng; tổng tài sản 174.594 tỉ đồng, tỷ lệ nợ xấu riêng lẻ dưới 1,2%, tỷ lệ hợp nhất cả công ty tài chính tiêu dùng cũng chưa tới 1,6%, luôn ở mức thấp nhất toàn ngành trong nhiều năm liền; đội ngũ nhân viên hơn 13.000 người; mạng lưới hoạt động với hơn 240 điểm giao dịch ngân hàng, hơn 10.000 điểm giao dịch tài chính trên khắp cả nước; Thực hiện kế hoạch 5 năm 2011 -2016, HDBank có bước phát triển vượt bật. So với năm 2011, tổng tài sản của HDBank tại ngày 31/12/2016 tăng hơn 3 lần, vốn chủ sở hữu tăng gần 3 lần, tổng huy động vốn tăng hơn 4 lần, tổng cho vay tăng 5 lần, lợi nhuận trước thuế tăng hơn 2 lần. 5 năm qua, HDBank cũng đã hoàn thiện nền tảng cho 5 năm tăng trưởng tiếp theo với mục tiêu dẫn đầu trong lĩnh vực phục vụ doanh nghiệp vừa và nhỏ, khách hàng cá nhân. Trong tôn chỉ hoạt động của mình, bên cạnh nỗ lực không ngừng vươn tầm lớn mạnh, HDBank cũng luôn gìn giữ và phát huy truyền thống tương thân tương ái trong nội bộ doanh nghiệp và trong các hoạt động cộng đồng. Các năm qua, HDBank luôn đồng hành với nhiều hoạt động văn hóa- an sinh- xã hội, thể thao chung tay vì sự phát triển cộng đồng. |