Tổ hợp S-400 của Nga.
Chuyên viên cao cấp của Trung tâm nghiên cứu châu Âu và quốc tế thuộc trường Kinh tế Cấp cao Moscow, ông Vasily Kashin trong cuộc đàm đạo với phóng viên The National Interest lưu ý rằng việc bố trí các tổ hợp S-400 đã được lên kế hoạch từ lâu, mặc dù thời điểm đưa các tổ hợp này vào trực chiến bây giờ có vẻ như rất thích hợp.
Chuyên viên Kashin thừa nhận rằng có thể hiện hữu mối liên hệ nhất định giữa tình trạng đối đầu leo thang ở Triều Tiên và động tác bố trí hệ thống tên lửa phòng không S-400, tuy rõ ràng là Nga không điều động lực lượng bổ sung đến khu vực này.
S-400 Triumph là hệ thống tên lửa đất đối không di động thế hệ tiếp theo, có thể mang theo 3 loại tên lửa khác nhau, có khả năng phá hủy các mục tiêu trên không ở tầm ngắn đến rất xa.
Loại vũ khí này được thiết kế để theo dõi và tiêu diệt các loại mục tiêu trên không từ máy bay trinh sát đến tên lửa đạn đạo.
Như tác giả viết, sự quan ngại của Nga xuất phát từ thực tế là trong trường hợp ở khu vực này xảy ra chiến tranh giữa Triều Tiên và Mỹ cùng các đồng minh của Mỹ, thì có khả năng có những đòn tấn công ngẫu nhiên giáng vào lãnh thổ Liên bang Nga. Vì lý do đó, Nga cần có hệ thống phòng không và chống tên lửa mạnh để đáp trả bất kỳ mối đe dọa tiềm ẩn.
Mối lo ngại của Nga về những đòn đánh ngẫu nhiên không phải dựa theo lý thuyết trừu tượng mà là trên cơ sở những sự kiện lịch sử: thời Chiến tranh Triều Tiên, lãnh thổ Liên Xô đôi khi nằm trong vòng hỏa lực, mặc dù chính thức Moscow không hề tham gia cuộc xung đột.
Như tác giả kết luận, vẫn còn hy vọng rằng lập trường lành mạnh hơn cuối cùng sẽ chiếm ưu thế, dẫn tới giảm nhẹ, tháo gỡ tình trạng bế tắc hiện tại trong mối quan hệ của Mỹ với Triều Tiên. Mặt khác, xung đột giữa Washington và Bình Nhưỡng là khá hiện thực và có thể phát triển thành cuộc chiến tranh, do đó hành động của Kremlin nhằm tăng cường bố phòng ở Viễn Đông là hoàn toàn có lý.