Theo Văn phòng Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Cà Mau, tính đến nay công tác chồng chắng nhà cửa thực hiện là 8.114/17.401 nhà, phương án di dời dân là 87.964 người.
Theo Bộ Đội Biên phòng tỉnh Cà Mau, hiện lực lượng đã liên lạc được với tất cả 862 tàu, với 7.183 người đang hoạt động trên biển, hiện đã khẩn trương liên lạc, vận động người dân vào nơi trú ẩn.
Dự báo bão số 16 sẽ đổ bộ vào Cà Mau.
Ông Lê Văn Sử - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau, đề xuất: Đối với việc cho học sinh nghỉ học, tôi đề nghị cho nghỉ vào sáng ngày 25.12. Việc di dời dân, tôi đề xuất nên phát lệnh ngay bây giờ đối với việc di dời tài sản trước đến gia đình người thân, vì ở nơi tập trung sẽ không quản lý được, sau đó sẽ di dời đến người già và trẻ em đến nhà người thân trước. Cuối cùng giao cho Chủ tịch UBND từng huyện xem xét tình hình thực tế tại địa phướng sẽ phát lệnh di dời các đối tượng còn lại.
Ông Nguyễn Tiến Hải - Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau, nhận định: Cần phải tiếp tục tăng cường tuyên truyền quyết liệt đến mọi đối tượng nhân dân, thông qua cán bộ dân quân, xuống từng hộ dân, các cơ quan thông tin đại chúng phát liên tục các thông tin và hướng chỉ đạo của tỉnh, cập nhật thông tin di chuyển của bão. Các xã, các huyện ngoài hệ thống trạm truyền thanh thì còn làm thêm các xe thông tin lưu động từ loa của xã kêu gọi bà con phòng chống bão. Các ghe bán hàng bông phải đảm bảo lên bờ, hướng dẫn bà con dọn cây xanh lớn, tán lớn có nguy cơ ngã đổ.
Cũng theo ông Nguyễn Tiến Hải, các bệnh viện, trạm y tế của xã kiểm tra lại khâu đảm bảo an toàn của cơ sở của mình. Các nhà máy xí nghiệp cũng kiểm tra hệ thống điện, nhà cưởng, câu cối, đảm bảo an toàn, để nghị cho công nhân nghỉ làm việc sáng 25 đến ngày 26.12, chừa lại một bộ phận bảo vệ nhà máy, xí nghiệp và ứng cứu kịp thời khi có bão vào. Các cơ quan, đơn vị nhà nước cũng phải thực hiện các giải pháp ứng phó này. Hệ thống thông tin liên lạc chỉ đạo các nhà mạng kiểm tra hệ thống hạ tầng đảm bảo thôn tin liên lạc khi bão đổ bộ; điện lực cần kiểm tra các thiết bị dự phòng cùng cấp diện dự phòng cho những nơi trọng yếu.
Cũng theo ông Nguyễn Tiến Hải, việc thực hiện cứu thương, chỉ đạo ngành y tế cùng với các lực lượng y tế trong quân đội phải trực, chuẩn bị thuốc men, lập các tổ y tế cơ động, cấp cứu trong những trường hợp cần thiết ở tất cả các địa bàn. Thuốc men, hóa chất khi bão vào nếu có ô nhiễm môi trường để xử lý nghay, tránh ô nhiễm môi trường, ô nhiễm nguồn nước. Lực lượng công an tỉnh, Bộ đội biên phòng, Tỉnh đội phải trực đảm bảo an ninh trật tự đảm bảo an toàn.
Chỉ đạo tại cuộc họp, ông Dương Thanh Bình - Bí thư Tỉnh ủy Cà Mau, nhấn mạnh: Đến ngày 25 là bão có thể đã vào, chính vì vậy tôi đề nghị trong ngày nay và mai tranh thủ tuyên truyền vận động bảo vệ sản xuất hoa màu, nuôi trồng thủy sản. Việc chằng chống nhà cửa thì triển khai ngay, tất cả nhà dân, đối với hộ nghèo sẽ có hỗ trợ. Bắt đầu từ ngày mai cho học sinh nghỉ học. Việc di dời dân tôi đồng ý với ý kiến của các đồng chí, tuyên truyền người dân tài sản ai người nấy giữ, người khỏe mạnh cũng phải ở lại nhà, vừa bảo vệ nhà cửa, vừa là lực lượng trưng dụng khi khẩn cấp.
“Tất các lực lượng Công an, Quân đội, Biên phòng, hết sức đảm bảo an ninh trật tự, không loại trừ khả năng các đối tượng gây mất trật tự. Phải đảm bảo quản lý chặt chẽ giá cả thị trường, tất cả các hàng hóa thiết yếu, ngành công thương phải cho ra quân ngay. Ngành y tế phải đảm bảo vệ sinh, an toàn thực phẩm và chuẩn bị số thuốc ứng phó. Các cơ quan nhà nước, trường học phải có lực lượng trực 24/24. Đảm bảo thông tin liên lạc thì chuẩn bị tất cả các phương tiện của hệ thóng của công an, biên phòng và tăng cường các hệ thống khác. Tất cả các lực lượng phải triển khai nhanh các phương án” - ông Dương Thanh Bình chỉ đạo.