Dân Việt

Thần đồng công nghệ nhỏ tuổi với phát minh cực "ngầu"

Minh Châu (Theo wharton) 27/12/2017 17:00 GMT+7
Dù tuổi đời còn rất nhỏ, thần đồng cũng là doanh nhân công nghệ này đã có nhiều phát minh đột phá, không chỉ hữu ích mà còn có giá thành rẻ, chủ yếu hướng tới những người có hoàn cảnh khó khăn trong xã hội.

Angad Daryani, thiếu niên 17 tuổi sống tại thủ đô thương mại Mumbai của Ấn Độ, người được mệnh danh là “doanh nhân công nghệ xã hội". Ngay từ khi còn rất nhỏ, Daryani đã xây dựng và phát triển được nhiều ứng dụng công nghệ, với các dự án mới nhất bao gồm các kỹ thuật thực tế đáp ứng được nhu cầu của thị trường.

Hiện đang học năm cuối tại Trường Quốc tế Jamnabhai Narsee ở Mumbai, Daryani đang cùng nhóm của mình lập kế hoạch bắt đầu sản xuất một bộ đọc e-book Braille với chi phí thấp mà cậu đã sáng tạo và phát triển trong vài năm qua. Sản phẩm được sử dụng cho các tài liệu PDF và Word có thể tiếp cận được với người đọc bằng chữ nổi trên bề mặt một thiết bị giống iPad để dành cho người khiếm thị.

Theo Daryani, sản phẩm này sẽ tìm thấy thị trường của mình trong số người khiếm thị trên toàn thế giới, bao gồm cả những người có thị lực thấp, khoảng 285 triệu người. Cậu cho rằng, với một mức giá phải chăng, khoảng 100 USD cho mỗi sản phẩm trong khi các sản phẩm khác tương tự có giá bán lẻ khoảng 2.000 USD, thì sản phẩm của mình sẽ thu hút được khách hàng.

Daryani hy vọng dự án Brailler sẽ "thu được một khoản lợi nhuận khiêm tốn". Tuy nhiên, Daryani cũng dự đoán sẽ thành công trên thị trường với 2 dự án khác mà cậu cùng với nhóm của mình đã tạo ra. Một là một máy in 3-D, và một là một bộ đồ dùng tự học các kỹ năng lập trình, cả 2 đều có chi phí thấp. Daryani chi sẻ, mục tiêu của cậu là "xây dựng nhiều nhà phát triển công nghệ và các nhà sản xuất để họ nhận ra các vấn đề thực tế, và đưa ra các giải pháp hợp lý, hiệu quả cho những vấn đề này bằng cách sử dụng công nghệ".

img

Daryani bắt đầu có đam mê phát minh công nghệ từ năm lên 8 tuổi với dự án công nghệ cao đầu tiên là xây dựng một con robot thông minh. Từ đó đến nay, cậu đã liên tiếp đưa ra nhiều sáng tạo mang tính đột phá và ứng dụng cao. Ý tưởng sách điện tử Brailler xuất hiện khi doanh nhân nhí này tham gia một số dự án của MIT Media Lab vào công nghệ y tế trong giai đoạn 2013 - 2015. Đối với những dự án này, MIT đã tập hợp một nhóm 100 người bao gồm các kỹ sư, nhà thiết kế và doanh nhân. Họ đã đưa ra 25 ý tưởng sản phẩm và thử nghiệm các nguyên mẫu sau đó. Daryani bắt đầu làm việc để xây dựng một thiết bị trợ giúp cho người khiếm thị đọc.

Nhóm nghiên cứu của Daryani đã thử nghiệm sản phẩm tại một bệnh viện thuộc vùng L.V. , tại Viện mắt Prasad ở thành phố Hyderabad của Ấn Độ. Cậu đã chia sẻ về sản phẩm trong một sự kiện TEDxGateway vào tháng 12 năm 2013 và sau đó là các sự kiện TEDx ở Bangalore và Singapore. Daryani cũng phải thuyết trình về sản phẩm cho nhà công nghiệp nổi tiếng người Ấn Độ Ratan Tata, người sẽ là nhà tài trợ ủng hộ lớn cho các dự án MIT Media Lab ở Ấn Độ.

Ban đầu nhắm mục tiêu cho thị trường Ấn Độ, Daryani thích xây dựng một sản phẩm có giá phải chăng. Với mức giá 100 USD trên mỗi sản phẩm Daryani mong muốn các trường học cho người khiếm thị ở Ấn Độ sẽ tạo thành một thị trường rộng cho sản phẩm của mình và những người khiếm thị sẽ được lợi nhờ sản phẩm hữu ích này.

Theo Daryani, cậu muốn cung cấp cho các khách hàng là những người khiếm thị một sản phẩm được thiết kế và sản xuất hoàn hảo, cho dù giá thành rẻ. Sản phẩm không phải hoàn toàn làm hài lòng khách hàng mà nó phải có chất lượng ổn định. "Kiểm soát chất lượng là điều rất quan trọng trong việc xây dựng các sản phẩm công nghệ cao." Daryani cho biết.

Mặc dù đang rất thành công nhưng Daryani đã có những kế hoạch lớn hơn. Cậu đang cố gắng học hành chăm chỉ với quyết tâm đến Đại học Massachusetts tại Amherst để bắt đầu nghiên cứu và học cao hơn về kỹ thuật điện và máy tính.

Nhà khoa học nhỏ tuổi nhất Ấn Độ với những phát minh thiên tài

Trong khi hầu hết những đứa trẻ cùng lứa tuổi còn đang mải mê chơi game hoặc đọc truyện tranh, thì cậu bé này lại đắm...