Dân Việt

Muôn kiểu phong tục đón năm mới không giống ai của các nước

Huy Phong (Theo Fodors) 28/12/2017 18:59 GMT+7
Ăn 12 trái nho, mặc trang phục họa tiết chấm bi, vứt đồ cũ ra đường,…là những truyền thống đón năm mới độc đáo trên thế giới.

12 trái nho may mắn, Tây Ban Nha

img

Tại Tây Ban Nha và một số quốc gia Mỹ Latinh, truyền thống đón năm mới là ăn 12 trái nho nhằm mang lại sự thịnh vượng và trái nho đại diện cho một tháng của năm tiếp theo. Nhưng bạn cần ăn một trái nho cùng với tiếng chuông vào thời khắc giao thừa. Cách lý tưởng nhất là cắn đôi trái nho và nuốt vào trong bụng. Truyền thống này có từ năm 1909 khi những người trồng nho ở Alicante đưa ra ý tưởng này để bán được nhiều nho hơn sau vụ mùa bội thu.

Mặc đồ lót màu mè, Mexico

img

Ở các quốc gia Mỹ Latinh như Mexico, Bolivia và Brazil, màu sắc của quần lót sẽ quyết định năm mới có suôn sẻ hay không, nên bạn cần lựa chọn cẩn thận. Theo truyền thống, màu đỏ sẽ mang lại tình yêu và sự lãng mạn, trong khi màu vàng là đại diện của sự giàu có và thành công. Màu trắng tượng trưng cho hòa mình và sự hài hòa, trong khi màu xanh biểu thị hạnh phúc và thiên nhiên. Tại Thổ Nhĩ Kỳ, quần lót màu đỏ được coi là món quà mang lại may mắn thành công trong năm mới.

Đúc chì, Đức

img

Tại Đức, mọi người nung chảy những mảnh chì nhỏ trong thìa trên một cây nến, sau đó đổ dung dịch nóng chảy vào nước lạnh. Hình dạng kỳ dị của chì đúc (Bleigießen) được cho là tiết lộ năm mới của bạn sẽ như thế nào. Nếu nó có hình giống trái bóng, may mắn sẽ đến, trong khi hình mũ miện đồng nghĩa với sự giàu có và chữ thập là dấu hiệu của cái chết, hình ngôi sao sẽ mang lại hạnh phúc.

Đập đĩa, Đan Mạch

img

Một truyền thống đón năm mới ở Đan Mạch là ném đĩa vào cửa chính của nhà bạn bè hay hàng xóm. Càng nhiều mảnh vỡ của đĩa vào buổi sáng hôm sau, chủ nhà càng có nhiều bạn và may mắn trong năm mới. Một truyền thống khác ở quốc gia này là nhảy khỏi ghế vào thời khắc giao thừa, điều này tượng tưng cho sự chuyển giao giữa năm cũ và năm mới.

Đốt hình nộm, Ecuador

img

Mọi người làm hình nộm của các chính trị gia, ca sĩ hay người nổi tiếng để đốt chúng. Truyền thống này được cho là phá hủy tất cả những điều tồi tệ trong năm cũ và hướng tới năm mới sáng sủa hơn. Nghi thức này bắt đầu tại Guayaquil vào năm 1895, khi dịch sốt vàng tấn công thị trấn và các quan tài chứa đầy quần áo của người chết được đốt để khử trùng.

Mọi thứ có hình tròn, Philippines

img

Người dân ở Philipines quan niệm rằng, việc bao quanh họ bằng những thứ có hình tròn (tượng trưng cho đồng xu) sẽ mang lại tiền và may mắn trong năm mới. Nên họ thường lựa chọn quần áo có họa tiết hình tròn, đồ ăn cũng có hình tròn.

Xông nhà, Scotland

img

Theo truyền thống Scotland, xông nhà được coi là người đầu tiên bước qua ngưỡng cửa sau thời khắc giao thừa. Một người đàn ông tóc đen và cao to với những món quà như tiền xu, than, bánh mì, muối và rượu whiskey được cho là mang lại may mắn cho ngôi nhà.

Vứt bỏ đồ đạc, Italia

img

Tại thành phố Naples, mọi người thường vứt bỏ đỏ đạc cũ như tủ lạnh hay lò nướng khỏi ban công xuống đường. Truyền thống này được cho là mang lại sự khởi đầu tươi sáng trong năm mới. Để tránh các trường hợp gây thương vong, phần lớn người dân lựa chọn những đồ đạc nhỏ và mềm để ném ra đường.

Linh hồn động vật, Romania

img

Tại những vùng nông thôn ở Romania, truyền thống vào đêm giao thừa là đeo mặt nạ nhảy múa và các nghi thức về sự chết và tái sinh. Các vũ công mặc trang phục lông thú và đeo mặt nạ gỗ để hóa trang thành ngựa, dê hay gấu, rồi nhảy múa từ nhà này sang nhà khác nhằm mục đích xua đuổi tà ma.

Hôn tập thể, Italia

img

Thành phố Venice là địa điểm lãng mạn quanh năm nhưng vào đêm giao thừa tại quảng trường Piazza San Marco, hàng chục nghìn người dân địa phương và du khách tập trung xem pháo hoa, trình diễn ánh sáng và hôn tập thể. Đây là thời khắc để mọi người chia sẻ tình yêu với nhau nhằm chào đón năm mới với sự hạnh phúc từ con tim.

Thả khoai tây, Mỹ

img

Những người dân tại thành phố Boise chào đón năm mới bằng cách thả khối cầu hình khoai tây khổng lồ từ trên bầu trời. Sự kiện này thu hút khoảng 40.000 người tham dự hằng năm. Nghi thức tương tự cũng diễn ra tại thành phố Brasstown, Bethlehem và Port Clinton.

108 tiếng chuông, Nhật Bản

img

Vào thời khắc giao thừa, tất cả các ngôi chùa và đền ở Nhật Bản đánh 108 tiếng chuông để xua đuổi 108 cảm xúc ma quỷ của con người. Người Nhật tin rằng, tiếng chuông sẽ giúp xóa bỏ tội lỗi của họ trong năm cũ. Theo truyền thống, 107 tiếng chuông được đánh vào ngày cuối cùng của năm cũ và 108 tiếng chuông trong ngày đầu tiên của năm mới.

Bỏ túi những điểm đến hấp dẫn nhất trong tháng đầu năm mới

Trang du lịch của CNN đã gợi ý những địa điểm du lịch hấp nhất trong tháng đầu tiên của năm 2018.