Hãng tin Fox news ngày 29.12 dẫn lời ông Andrew Weber, cựu Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ phụ trách chương trình phòng thủ vũ khí hạt nhân và hóa sinh học từ năm 2009-2014 cho rằng: “Triều Tiên có một kho vũ khí hóa học lớn, tuy nhiên điều ít được sự chú ý nhất nhưng lại khiến tôi lo ngại nhất chính là chương trình vũ khí sinh học của nước này”.
Đề cập tới vũ khí sinh học, ông Weber bình luận, chỉ cần một lượng nhỏ là có thể gây ra hậu quả chết người đến khó tin. Ông nêu rõ: “Bạn sẽ có hàng triệu liều bệnh than chết người chỉ trong vài kg. Trong khi với bệnh đậu mùa thì có khi chỉ cần vài gam”.
Một trong những lo ngại lớn nhất về chiến tranh hóa học hay sinh học – mà ông Weber và Nhà Trắng có lẽ có chung mối lo ngại này – là thực tế rằng những cuộc tấn công chết người có thể dễ dàng “bị phủ nhận”, và rất khó để lần ra dấu vết của phủ thạm. Ông Weber chỉ ra rằng “chỉ cần 1 đến 2 người để thực hiện bí mật một cuộc tấn công bằng vũ khí sinh học chiến lược” và thường là khi người ta nhận ra mình nhiễm bệnh thì đã quá muộn.
Trước đó Chiến lược an ninh quốc gia mới của Mỹ có nêu: “Triều Tiên, quốc gia bỏ đói chính người dân của mình, đã chi hàng trăm triệu USD vào vũ khí hạt nhân, vũ khí hóa học và sinh học có khả năng đe dọa tới Mỹ”.
Chiến lược An ninh Quốc gia được Mỹ công bố hồi đầu tháng 12 cho rằng Bình Nhưỡng đã "chi hàng trăm triệu USD để phát triển vũ khí hạt nhân, sinh học và hóa học", trong đó bao gồm những loại tác nhân sinh hóa có thể triển khai bằng tên lửa.
Các nhà nghiên cứu tại Đại học Harvard cho rằng khó có thể đánh giá chính xác hiểm họa từ chương trình vũ khí sinh học của Triều Tiên. Loại vũ khí này thường được thử nghiệm bí mật, khác với những vụ thử hạt nhân hoặc tên lửa đạn đạo. Bên cạnh đó, nhiều công nghệ liên quan có thể phục vụ nhiều mục đích khác nhau, điển hình là chế tạo thuốc trừ sâu.
Vũ khí sinh học còn nguy hiểm hơn bom hạt nhân.
Mới đây nhất, hãng tin CNN đưa tin rằng, Hàn Quốc phát hiện một lính Triều Tiên đào tẩu mang trong máu kháng thể bệnh than một lần nữa làm dấy lên lo ngại về khả năng Bình Nhưỡng phát triển kho vũ khí sinh học nguy hiểm, có thể sử dụng trong trường hợp chiến tranh nổ ra trên bán đảo Triều Tiên.
Truyền thông Nhật Bản mới đây cũng cho rằng Triều Tiên đang nghiên cứu cách đưa vi khuẩn bệnh than lên đầu đạn tên lửa đạn đạo xuyên lục địa.
Tình báo Mỹ và châu Á, cũng như các nhà chuyên gia nghĩ rằng Triều Tiên đang dần dần hướng tới việc có được các cơ chế cần thiết để sử dụng cho chương trình vũ khí sinh học, từ các nhà máy có thể sản xuất vi khuẩn cho các phòng thí nghiệm chuyên về các biến đổi di truyền.
Tuy vậy, trước những cáo buộc này, Bộ Ngoại giao Triều Tiên luôn bác bỏ, đồng thời cho rằng, Bình Nhưỡng luôn tuân thủ quy định về Công ước về vũ khí sinh học (BWC) từ năm 1987.
Chiến tranh Triều Tiên trước đây đã gây ra thiệt hại cho phía Mỹ hơn 50.000 sinh mạng và 20 tỷ USD, còn người Hàn Quốc ở cả hai bên có đến hai triệu người tử vong. Một cuộc chiến mới đang đe dọa, ngoài con số so sánh được của nạn nhân tiềm năng, phá hủy hoàn toàn cơ sở hạ tầng của Hàn Quốc, vi phạm thương mại thế giới, sự sụp đổ của thị trường, lôi kéo Trung Quốc tham gia vào cuộc xung đột, và cuối cùng, là lần đầu tiên kể từ sự kiện thành phố Hiroshima và Nagasaki sẽ xảy ra việc sử dụng chống vũ khí hạt nhân. Giới chuyên gia cảnh báo rằng, cần cẩn trọng xem xét bất kỳ mọi hành động chống lại CHDCND Triều Tiên liệu thỏa đáng đến mức nào.