Dân Việt

Tên lửa Trung Hoa: Ông tổ ngàn năm của tên lửa hạt nhân

Tuấn Anh 02/01/2018 18:30 GMT+7
Theo nhiều tư liệu cổ, loại tên lửa đầu tiên trên thế giới ra đời từ thế kỷ thứ nhất do người Trung Hoa phát minh ra, nó tồn tại và phát triển không ngừng trong suốt hàng thế kỷ sau đó.

img

Hỏa tiễn đời đầu được vẽ lại trong sử sách Trung Hoa. Nguồn: ĐKN.

Tới thế kỷ 12 sau công nguyên, những vũ khí sử dụng thuốc súng đen tiên tiến hơn đã xuất hiện, trong đó có bom thô sơ hay còn gọi là "hỏa thương". Tên lửa là vũ khí phức tạp hơn nhiều sau một thời gian dài được sử dụng. Chẳng hạn, chúng đòi hỏi nhiên liệu nổ mạnh và cần độ ổn định cao hơn so với thuốc súng đen.

Tới thế kỷ 11, thuốc súng đen đã được trộn với dầu mỏ tạo thành một chất liệu nổ có thể nhét được vào trong ống tre và ống này được cột vào một mũi tên dài, đây được coi là thủy tổ của các loại tên lửa hiện đại.

Từ hỏa tiễn tới tên lửa

Kết quả là việc kết hợp trên đã tạo ra "hỏa tiễn" (mũi tên mang tên lửa). Mũi tên lửa về bản chất không khác mấy so với pháo thăng thiên hay dùng trong lễ tết và nó cũng có cùng tầm bắn với pháo hoa. Chúng không chính xác và có sức nổ khá thất thường, không thể tính toán được. Tuy nhiên, thay vì bắn hỏa tiễn phát một, người Trung Hoa lại tiên phong chế tạo ra máy bắn tên lửa nhiều phát, có thể coi là "ông tổ" của các dàn hỏa lực như Kachiusa ngày nay. Loạt tên lửa được bắn ra cùng lúc từ các hộp gỗ hoặc từ vô số đường ray với các loạt bắn có thể lên tới vài trăm tên lửa cùng lúc.

Lần bắn đầu tiên của tên lửa được sử dụng là trong trận Khai Phong phủ vào năm 1232, khi một đợt tấn công của quân Mông Cổ bị đẩy lui bởi hỏa lực tên lửa trút xuống như mưa. Súng phóng tên lửa hàng loạt có lẽ đã được sử dụng tới khoảng thế kỷ 14 hoặc 15 và có giá phóng thậm chí còn được đặt trên xe kéo để tiện di chuyển trên chiến trường. Những thiết bị phóng nhỏ hơn được người lính cắp nách bất chấp việc tên lửa có khuynh hướng phát nổ ngay sau khi vừa châm ngòi khiến người lính sử dụng có thể bị nổ tung ngay lập tức.

Bất kể kể sức mạnh của hỏa tiễn thực sự lớn đến như thế nào, thì một trận mưa tên tóe lửa kèm tiếng rít ít nhất cũng làm chấn động hàng ngũ địch, hoặc ít nhất làm cho đám ngựa của địch hoảng loạn, rối tung đội hình. Chính từ giá trị mà hỏa tiễn mang lại đã khiến chúng được truyền bá từ châu Á sang châu Âu nhờ quân Mông Cổ và Ả Rập. Điều này lý giải tại sao tên lửa lại sớm xuất hiện trong những tư liệu về chiến tranh ở Tây Ban Nha và Ý ngay từ thế kỷ 13, 14.

img

Những dàn pháo phản lực phóng loạt đầu tiên của nhân loại, ông tổ của Kachiusa và các loại pháo phản lực ngày nay. Nguồn ảnh: Osprey.

Cụ thể, đã từng có ghi chép rằng Valencia đã bị tấn công bởi tên lửa vào năm 1288, một thứ vũ khí được mô tả là "gầm rú trên không, thổi bay mọi thứ xung quanh và khiến lũ ngựa trở nên hoang dại, không thể điều khiển nổi.

Mặc dù vậy, tên lửa vẫn mãi mãi chỉ là một loại pháo hoa được người dân các nước châu Á sử dụng vào ngày tết cho tới tận thế kỷ 20, khi các nhà khoa học đưa chúng lên một tầm cao mới với khả năng tấn công chính xác mục tiêu ở cách xa hàng trăm kilomets. Cha đẻ của loại tên lửa hiện đại ngày nay lại chính là người Đức với mẫu tên lửa V-1 và V-2 từ thời chiến tranh thế giới thứ hai, hoàn toàn không liên quan gì tới người Trung Quốc dù rằng người Trung Quốc đã "chơi" với thuốc súng và tên lửa từ hàng nghìn năm nay..

Vũ khí sử dụng thuốc súng đen

Quay trở lại lịch sử, người Trung Hoa đã từng tạo ra những quả bom cổ nhất tron lịch sử loài người, hoặc cũng có thể coi đây là những trái lựu đạn cổ nhất thế giới. Cụ thể, quả lựu đạn đời đầu này có lớp vỏ được làm bằng đất sét, sắt, ống tre hoặc vải được nhổi đầy thuốc súng và các mảnh sành, sứ nhỏ bên trong kèm theo một kíp nổ thô sơ ở bên ngoài. Loại vũ khí này thường được ném bằng tay về phía đối phương, gây ra sát thương diện rộng dù rằng lực sát thương không cao và khá "chập chờn" do sức nổ không thể tính toán chuẩn được mà phụ thuộc vào từng mẻ thuốc súng được nấu ra. Loại vũ khí này được cho là đã ra đời từ thế kỷ thứ 10 sau công nguyên.

Có thể thấy, nền văn minh Trung Hoa cổ đại đã từng sáng tạo ra những thứ vũ khí mang tính thay đổ bộ mặt của nhân loại, tuy nhiên do ảnh hưởng quá mạnh của Nho Giáo và việc đóng cửa hạn chế giao thương với nước ngoài, Trung Quốc đã mất đi vài trăm năm quý giá không thể phát triển được những vũ khí này, khiến cho Trung Quốc hiện đại ngày nay đi sau rất xa các nước khác trong công nghệ chế tạo vũ khí hiện đại, dù rằng họ đã dẫn đần cách đây hàng nghìn năm.