Chi trả hóa đơn chậm trễ
Việc chậm chi trả những hoá đơn của ngân hàng hay chi phí thường nhật sẽ ảnh hưởng rất lớn đến việc vay tiền mua nhà hay xe của bạn trong tương lai. Vì vậy, hãy cố gắng trả các khoản chi phí như tiền internet, cáp truyền hình hay bảo hiểm đúng hạn và đặt lịch nhắc trong điện thoại.
Việc chậm chi trả các hóa đơn sẽ ảnh hưởng rất lớn đến việc vay tiền mua nhà hay xe của bạn trong tương lai
Trả lãi thẻ tín dụng
Hầu hết các loại thẻ tín dụng đều yêu cầu trả lãi, đó có thể là một lựa chọn tạm thời trong tình thế "đói kém", nhưng nó sẽ làm bạn phải chi trả nhiều hơn về lâu dài. Hãy tập thói quen trả hết nợ trong thẻ tín dụng. Và cách dễ dàng nhất là chuyển trực tiếp những khoản nợ của bạn từ tài khoản ngân hàng vào thẻ tín dụng hàng tháng.
Chờ đến khi bạn có "nhiều tiền hơn" để đầu tư
Bạn không cần phải là 1 chuyên gia tài chính cá nhân hay thậm chí phải kiếm được 1 khoản khổng lồ mới có thể bắt đầu. Nếu bạn không thể đầu tư một số tiền quá lớn, hãy thiết lập những thói quen tiết kiệm những khoản nhỏ hàng tháng thay vì chờ đợi cho tới khi gom đủ tiền. Bất cứ khi nào cần chi trả một khoản lớn, hãy đánh giá lại thực tế bạn có thể để ra được bao nhiêu.
Không có mục tiêu tiết kiệm tiền
Tiền không tự nhiên xuất hiện. Bạn phải có mục tiêu rõ ràng và lên kế hoạch cụ thể để thực hiện nếu bạn muốn tiết kiệm được nhiều hơn. Hãy xác định rõ khoản đầu tư chính của bạn trong tương lai như nhà cửa, xe cộ hay tiền học cho con cái để hiểu rằng bạn cần tiết kiệm bao nhiêu tiền và trong bao lâu. Cuối cùng, hãy đăng ký dịch vụ chuyển đổi tự động một khoản tiền từ tài khoản ngân hàng sang tài khoản tiết kiệm của bạn để chắc chắn rằng bạn sẽ luôn kiên định với kế hoạch tiết kiệm của mình.
Hãy kiên định với kế hoạch tiết kiệm sẽ giúp bạn hoàn thành được nhiều mục tiêu như ý muốn
Tiêu nhiều hơn kiếm
Nếu bạn luôn luôn vung tay quá trán, tiêu nhiều hơn những gì kiếm được, rất có thể bạn sẽ ngập đầu trong nợ nần và không thể tiết kiệm một đồng nào. Giải pháp cho vấn đề này là sống càng giản dị càng tốt.
Không kiên định với kế hoạch tiết kiệm
Hãy lập một tài khoản tiết kiệm với lãi suất cao và... quên nó đi. Nhất định không được động đến số tiền đó trừ khi bạn phải đối mặt với khủng hoảng kinh tế.
Không biết đã tiêu tiền vào những khoản gì
Bạn sẽ dễ dàng tiêu tiền vào những khoản tưởng như nhỏ nhặt nhưng gộp lại khá tốn kém như đi Uber hay uống cà phê mỗi sáng. Vì vậy, hãy tập trung vào việc tiết kiệm và lên kế hoạch cắt giảm những khoản không cần thiết.
Từ chối bảo hiểm
Bạn luôn cần phải đề phòng và chuẩn bị cho những tình huống xấu nhất, chỉ cần một sự việc ngoài ý muốn như tai nạn hay ốm đau sẽ khiến bạn phải tiêu hết số tiền tiết kiệm của mình, vì vậy, tham gia bảo hiểm là một trong những việc cần phải làm.
Tham gia bảo hiểm để đề phòng và chuẩn bị cho những tình huống xấu nhất
Không ưu tiên những khoản nợ lãi suất cao
Mọi khoản nợ không bao giờ như nhau, hãy sắp xếp những khoản nợ của mình theo lãi suất từ cao xuống thấp và ưu tiên những khoản nợ lãi cao nhất trước tiên để số tiền phải bỏ ra là ít nhất. Một cách khác được khuyên là, hãy trả những khoản nợ ít tiền nhất trước tiên. Đó là một chiến lược mà chuyên gia tài chính cá nhân Dave Ramsey gọi là "phương pháp bóng tuyết". Mỗi khi bạn trả xong một khoản nợ, bạn sẽ có thêm động lực để kiếm tiền, tiết kiệm và trả những khoản lớn hơn.
Không dám đối mặt với vấn đề tài chính của bản thân
Cho dù không muốn đối mặt với những báo động về tài chính, bạn vẫn cần phải giải quyết chúng ngay lập tức. Hãy kiểm tra tài khoản ngân hàng của mình và đừng để những khoản nợ nần sang ngày mai. Và đừng coi thường những khoản trợ cấp, chúng có thể giúp bạn tiết kiệm được một khoản kha khá.
Những người thành công hay các tỷ phú luôn có cách nghĩ “khác người” và những câu nói nổi tiếng này cũng phần nào...