Theo bác sĩ Anh Nguyễn (Thành viên của Hiệp Hội Dinh Dưỡng Lâm sàng Anh Quốc, Chuyên khoa Dinh dưỡng Nhi, Đại học Worcester), chỉ ra những nguyên nhân dưới đây có thể khiến giấc ngủ trở thành nỗi ám ảnh với trẻ:
Khi mệt mỏi, cơ thể cần thư giãn và ngủ để nghỉ ngơi. Tuy nhiên, khi cơ thể quá mệt lại là một trường hợp khác. Nếu đứa trẻ hoạt động quá nhiều trong 1,5 tiếng trước giờ ngủ có thể làm bé không thể thư giãn. Do đó, trẻ sẽ duy trì hormone cortisol và adrenalin, khó chấp nhận giấc ngủ.
Các bé trong giai đoạn mới đi học cũng thường gặp trạng thái khó ngủ. Lúc này, trẻ sẽ trải qua trạng thái cảm xúc khác nhau giữa ở nhà và đến trường. Chúng cũng tạo cảm giác khó thư giãn khi vào giấc ngủ, đặc biệt, nếu bé biết ngày mai sẽ đi học.
Khi trẻ trải qua những giai đoạn thay đổi về giấc ngủ (thông thường 2-3 tháng tuổi, 9-10 tháng hoặc 18-20 tháng tuổi), các dấu hiệu đi kèm như cựa quậy trong lúc ngủ. Tuy nhiên, sự phát triển này là bình thường.
Khi mẹ có em bé phải ngủ riêng, trẻ thường khó chấp nhận việc bạn rời xa bé trong đêm. Thời gian đêm khá dài và mất nhiều thời gian để bé làm quen.
Nếu đứa trẻ hoạt động quá nhiều trong 1,5 tiếng trước giờ ngủ có thể làm bé không thể thư giãn. Ảnh: Weebeedreaming
Vì vậy, từ trạng thái quá mệt để thư giãn và đi vào giấc ngủ, bạn nên giảm bớt nhân tố gây mệt mỏi cho bé bằng một số cách sau:
- Giảm thời gian hoạt động chơi quá sức trước giờ ngủ.
- Cùng con đọc sách như một thói quen trước giờ ngủ 30 phút.
- Giảm thời gian trẻ sử dụng thiết bị điện tử có màn hình, ít nhất 2 tiếng trước giờ ngủ.
- Các hoạt động sử dụng kỹ năng ngón tay sẽ hiệu quả, giúp điều chỉnh hướng tập trung cho trẻ để thư giãn như dạy bé cách lắc bàn tay mỗi khi sợ nằm ngủ một mình.
Từ trạng thái quá mệt để thư giãn và đi vào giấc ngủ, bạn nên giảm bớt nhân tố gây mệt mỏi cho bé. Ảnh: Tert
- Bạn nên có mặt, hôn bé và chúc con một ngày vui vẻ khi thức dậy vào sáng sớm. Việc này nên thực hiện ít nhất là 2-3 tuần khi con bắt đầu đi nhà trẻ, hoặc phải ra ngủ riêng.
- Khi trẻ trải qua những giai đoạn khó ngủ do phát triển bình thường, bạn cần cho bé biết sẽ gặp lại vào ngày mai. Ta có thể thường xuyên nói thì thầm với bé: "Con ngủ nhé, mẹ cũng sẽ đi ngủ. Ngày mai hai mẹ con ta lại chơi cùng nhau".
- Đừng quá lo lắng các biểu hiện khó ngủ của trẻ chỉ vài đêm hoặc thậm chí vài tuần. Nếu chỉ xuất hiện ít, chúng thường không liên quan đến thiếu hụt chất dinh dưỡng. Nếu lo lắng sự bất thường của giấc ngủ, bạn nên tư vấn chuyên gia để nhận lời khuyên tốt nhất.