Lực lượng Schutzstaffel hay còn có tên gọi tắt là lực lượng SS là một tổ chức vũ trang của Đảng Quốc xã, còn được gọi là Quân áo đen để phân biệt với lực lượng SA là Quân áo nâu. Nguồn ảnh: Wiki.
Được thành lập từ ngày 4.4.1925 tại Munchen, lực lượng SS ban đầu có nhiệm vụ bảo đảm an ninh và huấn luyện cận vệ cho các lãnh đạo của đảng Quốc xã. Ảnh: Hitler với lực lượng quân áo đen. Nguồn ảnh: Wiki.
Đến khi Heinrich Himmler được chỉ định làm lãnh tụ của SS vào năm 1929, lực lượng này đã nhanh chóng biến thành một tổ chức có chức năng như lực lượng an ninh trong nội bộ Đảng Quốc xã, có hệ thống quân hàm tương tự như quân đội Đức nhưng với tên gọi, đồng phục và phù hiệu riêng. Nguồn ảnh: Wiki.
Hệ tư tưởng của SS được xây dựng trên khuôn mẫu của hệ tư tưởng Đức Quốc xã. Trung tâm của nó là niềm tin tuyệt đối về tính ưu việt của chủng tộc Bắc Âu. SS cũng phục vụ như cơ quan trung ương cho các phần mở rộng của hệ tư tưởng của Đức Quốc xã và thực hiện nó. Nguồn ảnh: Wiki.
Theo đó, lực lượng SS đã dính vào hàng loạt các cáo buộc vi phạm nhân quyền và phạm tội ác chiến tranh khi lực lượng này thực hiện một loạt các hành động mang tính có hệ thống nhằm tiêu diệt người Do Thái và các dân tộc khác ở châu Âu để duy trì giống nòi thượng đẳng của người Đức. Nguồn ảnh: Wiki.
Khi xâm lược Liên Xô, thậm chí SS còn tuyên bố chỉ cần tài nguyên và đất đai chứ không cần nhân lực, điều này dẫn tới một loạt các vụ thảm sát người dân Liên Xô trong vùng tạm chiếm. Nguồn ảnh: Wiki.
Một đoàn tàu chở hàng nghìn người Do Thái đến các trại tập trung của Phát Xít Đức. Tù nhân của Đức được chia làm nhiều loại và những ai nằm trong nhóm tù nhân người Do Thái thường có số phận nghiệt ngã nhất. Nguồn ảnh: Wiki.
Theo các con số được giới sử gia phương Tây công bố sau này, số lượng người Do Thái bị giết hại bởi Phát xít Đức trong suốt chiến tranh có thể lên tới con số 6 triệu người. Nguồn ảnh: Wiki.
Các lãnh đạo của lực lượng SS thăm trại tập trung Mauthausen vào năm 1941. Nguồn ảnh: Wiki.
Một bức ảnh màu hiếm hoi ghi lại chi tiết màu sắc quân phục của người lính SS với áo đen cùng rải băng đỏ cuốn ở tay áo. Lực lượng này chính là cơn ác mộng của người Do Thái ở châu Âu trong những năm diễn ra Chiến tranh Thế giới thứ hai. Nguồn ảnh: AH.
Giống như nhiều đội quân khác của Đức, sau khi chiến tranh kết thúc, tòa án Nurnberg đã tuyên bố tổ chức SS phạm tội ác chiến tranh. Lực lượng duy nhất của SS không bị dính cáo buộc này là đội Kỵ binh SS - một lực lượng mang tính danh dự và biểu tượng chỉ được sử dụng để duyệt binh. Nguồn ảnh: Euro.
Theo đó, trong số 3 án tử hình được tòa án đưa ra sau khi xét xử thì có tới 2 án tử hình dành cho hai lãnh đạo cấp cao của SS bao gồm một Thượng tướng và một Đại tướng. Nguồn ảnh: Gettyimg.