Mỹ nữ hậu cung thời hậu Đường (phim Hoàng Kim Giáp) mặc áo lót dạng váy quây đẩy ngực vô cùng gợi cảm.
Áo lót được thiết kế không có dây, may giống váy quây và đẩy lên cao phía trên nhằm tôn lên nét gợi cảm, tròn trịa của người con gái. Áo lót được để lộ, có thể dùng áo choàng dài hoặc áo choàng tay ngắn để che chắn một phần.
Dạng áo lót này giúp khoe ra vẻ đẹp đầy đặn, khêu gợi của con gái.
Dưới thời Võ Tắc Thiên, phụ nữ được thoải mái ăn mặc thoáng mát.
Dương Dung diện loại trang phục tương tự trong phim Chế tạo mỹ nhân cũng lấy bối cảnh thời Đường, khi Võ Tắc Thiên còn tại vị.
Trương Hinh Dư từng xuất hiện với trang phục trễ nải cỡ này trong phim Võ Tắc Thiên (vai Tiêu Thục Phi).
Phụ nữ thời Đường thích mặc đồ lót với chất liệu vải trong suốt, có thể để lộ vai trần, cổ và một phần "cặp tuyết lê", không có dây buộc.
Chiếc váy như sắp tụt của Phạm Băng Băng đóng Võ Tắc Thiên.
Trang phục thời Đường được coi là phóng khoáng nhất thời phong kiến Trung Quốc.
Dù là đồ dùng nhạy cảm trong lĩnh vực may mặc nhưng đồ lót nữ giới cũng mang nặng ảnh hưởng xã hội và sự hiểu biết của con người về cái đẹp trong các vương triều khác nhau thời phong kiến Trung Quốc.
Áo lót Thanh Triều thường mang dáng hình thoi, dây buộc gần cổ, có dây thắt ở phần eo sau lưng. Lụa và vải cotton là chất liệu chính.
Đây là hình ảnh của Angela Baby mặc áo lót gợi cảm như dạng áo yếm trong phim Hoàng Phi Hồng, lấy bối cảnh triều Thanh.
Ở thời Hán và Tần, kiểu nội y thông dụng nhất bao gồm một miếng vải có dây thắt sau lưng (có thể buộc quanh bụng) và cổ, nó có dạng một mảnh, phơi toàn bộ tấm lưng ong của người con gái.
Đây là một dạng áo lót khác thời nhà Thanh. Triệu Lệ Dĩnh thủ vai Lưu Ly trong phim Cung tỏa trầm hương.
Đồ lót thời Tống thường làm từ vải lụa, hoặc vải thêu kim tuyến nhiều màu sắc, có dạng hai mảnh giúp che được cả phần lưng và ngực.
Loại áo lót mặc trong kín đáo hơn của phụ nữ Trung Quốc phong kiến.
Áo lót này có dạng hai dây.
Đây là áo lót của tiểu thư khuê các, cung tần thời nhà Thanh (phim Hoàn châu cách cách).