Người vót tăm, người cào, rồi người lăn bột… để cho ra những chân hương vừa thơm, vừa chất lượng phục vụ khách hàng khi Tết đang cận kề.
Những gánh hương được mang ra chợ bán phục vụ nhu cầu dịp Tết Nguyên Đán.
Theo quan niệm của đồng bào dân tộc ở đây, nghề làm hương không chỉ là nét đẹp mang đậm bản sắc dân tộc, mà nó còn gắn liền với tục thắp hương của người Việt đã trở thành nét văn hóa không thể thiếu trong đời sống tâm linh. Vì vậy, không biết tự bao giờ, nghề hương gắn bó với người dân nơi đây, chỉ biết ở đây từ người già đến người trẻ ai cũng biết làm hương.
Ngay từ đầu tháng, người dân ở con ngõ nhỏ đường Phai Vệ, phường Đông Kinh đã tìm mua một loại tre (tiếng dân tộc gọi là Mạy Mười) - loại tre dóng dài, thẳng làm chân hương; lên rừng tìm lá dính- lá xanh, có nhiều nhựa, mọc thành bụi ven khe suối; có nhà kiếm thêm cây tiếng dân tộc gọi là Mạy Khảo- loại cây có mùi hương thơm đặc trưng. Ngoài ra, họ còn tìm vỏ cây nghiến đỏ, mùn cưa, cây thung... để tạo mùi.
Nghề làm hương đã có ở quanh con ngõ nhỏ đường Phai Vệ từ rất lâu, hiện nay nhiều gia đình vẫn làm nghề này.
Tại đây người dân làm quanh năm, nhưng những ngày gần Tết Nguyên Đán, nhu cầu sử dụng nhiều nên những người thợ làm nghề ở đây tất bật hơn ngày thường.
Bà Lục Thị Sầm, người có nhiều năm làm nghề cho biết: Làm hương có nhiều công đoạn phức tạp. Nguyên liệu chủ yếu để làm hương là cây tre, mùn cưa và đặc biệt là cây lá dính- một loại lá cây trên rừng dùng để làm chất keo kết dính các nguyên liệu lại với nhau.
Trong các công đoạn thì phơi hương là chiếm nhiều thời gian hơn cả, nếu trời nắng thì phơi chỉ một ngày là khô, nhưng thời tiết âm u thì phải mất 3 ngày. Từng que hương thành phẩm được tỷ mẩn xếp trên các khung sàn.
"Chỉ có tỉ mẩn xếp từng que, tách riêng từng que như thế thì hương mới không bị vỡ, dập…". bà Sầm giải thích.
Những tăm hương được chặt bằng và chẻ đều tăm tắp.
Đầu tiên người thợ phải nhúng que mai( tăm hương) vào nước.
Sau đó, lăn qua hỗn hợp bột lá cây dính, vỏ cây, mùn cưa, làm như vậy 3-4 lần mới được que hương thành phẩm.
Trong các công đoạn thì phơi hương là chiếm nhiều thời gian hơn cả, nếu trời nắng thì phơi chỉ một ngày là khô, nhưng thời tiết âm u thì phải mất 3 ngày. Ảnh: Chang Liễu
Làm hương là một công việc vất vả...
... nhưng ông việc này cũng đem lại cho những người thợ thu nhập hơn 3 -4 triệu/tháng. Ảnh: Chang Liễu
Nghề làm hương đã theo bà Sầm từ lúc còn nhỏ đến khi đi làm dâu cho đến bây giờ. Ảnh: Chang Liễu
Hương sau khi được phơi khô sẽ được những người thợ nhúng chân hương vào nước màu pha sẵn tạo có màu sắc nổi bật. Ảnh: Chang Liễu
Người dân tộc trên Lạng Sơn rất chuộng loại hương này, hương được bày bán nhiều ở các chợ huyện, chợ Đồng Đăng, chợ tỉnh... với giá 15.000 - 25.000 đồng/bó.
Tục thắp hương của người Việt đã trở thành nét văn hóa không thể thiếu trong đời sống tâm linh.