Tiếng sét ái tình
Năm 1979, anh Nguyễn Duy Dinh, quê Hà Tĩnh được cử sang Liên Xô du học, và được đưa đến học dự bị tiếng Nga tại một nước cộng hòa rất xa Matxcơva, đó là thành phố Phrunze, thủ đô nước Cộng hòa Kiecghizia. Theo truyền thống của Đoàn Thanh niên Comxomol, sinh viên người Kirghizia thường tổ chức những buổi giao lưu với sinh viên nước ngoài, nhất là sinh viên Việt Nam, những người gắn bó nhất với Liên Xô. Những buổi giao lưu thường nhảy múa, đọc thơ Nga, hát những bài hát Nga và đi cắm trại. Anh sinh viên Nguyễn Duy Dinh là bí thư chi đoàn, thường phải lo tham gia vào khâu tổ chức, nên có nhiều cơ hội gặp gỡ với một số sinh viên bản địa. Và tiếng sét ái tình đã dội xuống đầu anh cùng cô Natalia, sinh viên Trường Đại học Sư phạm ngay trong năm đầu tiên anh học dự bị tiếng Nga.
Gia đình của ông Dinh ở Nga. Ảnh: Huy Hoàng
Ông Nguyễn Văn Dinh sau ngày Olia khai thông con đường về quê mẹ, ông đã được cấp giấy tờ chính thức, chấm dứt vĩnh viễn tình trạng “không quốc tịch”, có một khoản lương hưu nho nhỏ và hiện đang làm bảo vệ cho một công ty. Ông đã kịp về Việt Nam thăm mẹ trước khi bà mất. Ở Việt Nam, ông đã tìm cách liên hệ được với hầu hết bạn bè đồng môn hồi du học và có những cuộc hội ngộ đầy ân nghĩa. |
Anh và Natalia bí mật gặp gỡ nhau sau các buổi học, các buổi dạ hội, đi xem phim, theo cách hẹn hò bấy giờ. Kết thúc năm học một cách chóng vánh, anh Dinh cùng lớp dự bị được chuyển về Kiev, thuộc Cộng hòa Ukraina, học chuyên môn chính thức. Đêm chia tay, cả hai bí mật ra một công viên nhỏ xa ký túc xá, tránh sự để ý của bạn bè, để nói lời tiễn biệt. Đối với anh, đây là lần gặp cuối cùng với cô gái thảo nguyên nhỏ nhắn và xinh đẹp, vì đường xa vạn dặm, không hề có một điều kiện thuận lợi nào để đi đến tương lai riêng của hai người. Nhưng đối với Natalia thì lại khác, cô vẫn tin tưởng một cách mãnh liệt rằng, cô sẽ gặp lại anh và số phận hai người dường như Thượng đế sinh ra là để cho nhau.
Suốt gần 3 năm học ở Kiev, ngày nào anh và Natalia đều viết thư cho nhau như một thói quen ghi nhật ký. Những bức thư đó không bị một ai trong đơn vị bóc trộm và không bị một ai trình báo về việc anh Dinh có nhiều thư, bởi một lý do là anh đều dùng thư lưu ở bưu điện. Hàng ngày sau buổi học, anh đến đó và nhận tại hộp thư riêng của mình!
Olia và bà nội đọc thư của ông Dinh trong chuyến trở về tìm quê cha. Ảnh: Huy Hoàng
Cuối năm đó, hai người làm lễ cưới, Natalia tốt nghiệp và làm giáo viên trung học ngay tại thủ đô. Sinh hoạt của hai người tạm ồn, nhưng sau khi con trai đầu lòng ra đời, tiếp theo cháu gái Olia ra đời, thì cả gia đình rơi và cảnh khó khăn, thiếu thốn. Anh không thể tìm đâu được việc làm vì không có giấy tờ, đành phải ra ga tàu đẩy xe, bốc vác. Anh chỉ dám làm việc đêm khuya muộn, còn ban ngày anh không dám ra ga tranh việc của công nhân bốc vác người bản xứ. Những năm hậu xô viết ở nước cộng hòa xa xôi rơi vào khủng hoảng nặng nề, gia đình anh lại túng quẫn gấp bội, sau khi ba cháu nữa tiếp tục ra đời. Anh chỉ có mỗi niềm an ủi là, mặc dù đói nghèo, thiếu thốn, nhưng gia đình vô cùng đầm ấm và hạnh phúc, Natalia chưa hề có một lời trách cứ, không hề mảy may ân hận vì đã trao số phận cho một người lưu vong, đúng theo nghĩa đen của nó.
Hồi mới lấy Natalia, anh có viết thư về cho người anh ở Việt Nam, báo tin về hoàn cảnh hiện tại của mình, nhưng sau đó không hiểu vì sao, những bức thư viết về không có hồi âm, anh không dám viết thư nữa vì ẩn sâu trong lòng anh những nỗi sợ không nói thành lời.
Anh làm đơn lên chính quyền Kirfhizia xin được cấp giấy tờ, nhưng cả mấy lần đều bị từ chối. Họa vô đơn chí, sau khi sinh đứa con thứ tư, Natalia phát hiện bị ung thư và qua đời sau hơn chục năm cùng anh đồng cam, cộng khổ. Một mình anh không lương bổng, không giấy tờ, không người thân thích, nuôi 4 đưa con thơ dại trong những năm đầy biến động của nước cộng hòa Liên Xô cũ.
Hành trình 34 ngày đêm tìm quê cha, đất tổ
Anh Dinh không dám than thân, trách phận và cũng không hề có một ý nghĩ tiêu cực, bi quan, mà luôn tự động viên mình là phải vượt qua mọi cơn bĩ cực để thay mặt người vợ bất hạnh của mình nuôi các con khôn lớn. Nhiều lần, anh đứng bên cửa sổ nhìn lên ngọn núi Thiên Sơn cao ngất, tuyết phủ trắng xóa mà không cầm được nước mắt. Olia đứa con gái lên 9 tuổi, cứ gặng hỏi anh, làm sao bố khóc?
Nghĩ con đã lớn, đã đủ hiểu, anh bảo với cháu rằng, con thấy không, quê bố ở Việt Nam xa lắm, cách ngọn núi cao kia không biết bao nhiêu ngày đường. Bố phải nuôi các em, không có giấy tờ đi lại, bố không thể về Việt Nam, bây giờ ông bà đã già lắm rồi, bố thương ông bà lắm. Olia cầm lấy tay anh nói một cách chắc nịch: “Khi nào con lớn, con sẽ tìm về Việt Nam thăm ông bà!” Anh chỉ biết ôm lấy cháu mà khóc, không hề nghĩ rằng, lời nói của Olia là một điều tiên quyết.
Những tưởng rằng câu chuyện của Olia nói ngày nào về việc tìm về quê bố, ông Dinh cho là chuyện con trẻ, nhưng với Olia là một ý nghĩ nghiêm túc và nuôi dưỡng một quyết tâm mãnh liệt. Ra trường, tìm được việc làm với đồng lương ít ỏi, nhưng Olia vẫn hạn chế chi tiêu tới mức tối đa để dành tiền cho chuyến đi tìm quê cha đất tổ trong tương lai. Với khoản tiền xấp xỉ năm trăm đô la tiết kiệm được trong vòng hai năm, Olia lên kế hoạch cho một chuyến đi dài ngày.
Cô chọn một người bạn gái đồng hành tâm đầu, ý hợp, xin công ty nghỉ phép, định ngày lên đường vào đầu tháng 5.2008. Cả hai không thể đến Matxcơva của nước Nga, bay về Việt Nam được, vì tiền dành dụm quá eo hẹp không cho phép. Con đường Olia chọn qua bản đồ là đi ôtô qua Urumchi – Tân Cương, xuyên qua Thanh Hải, giáp Tây Tạng, đi bằng đường bộ xuyên qua 6 tỉnh Trung Quốc mênh mông bằng ôtô tuyến, về Côn Minh, nơi có Lãnh sự quán Việt Nam để xin visa và từ đó qua Lào Cai đi tàu, hoặc ôtô về Hà Nội.
Ngày lên đường, ông Dinh dốc toàn bộ số tiền tiết kiệm vỏn vẹn được 100 đô la đưa cho con gái, vâng, một trăm đô la, và một bức thư viết bằng tiếng Việt, đề địa chỉ 192 Phố Quán Thánh, Hà Nội, nơi ngày xưa người anh ruột của ông công tác, với lời dặn dò là, “nếu con tìm về được quê nhà, con dùng 100 đô la này mời cơm anh em, bà con ruột thịt.”Những ngày ở nhà bác tại Hà Nội, đối với cô gái gốc Việt Olia và người bạn gái đồng hành là khoảng thời gian vô cùng hạnh phúc. Suốt ngày, cô đón bạn bè thời niên ngày xưa của bố nay làm việc ở Hà Nội, rất nhiều bà con đồng hương cùng làng, bà con ruột thịt đến xem mặt cháu gái. Ai cũng dành cho cô một tình cảm thương yêu, nồng hậu. Mọi người đều bày tỏ sự cảm phục và ngưỡng mộ một cô gái mảnh mai nhưng đầy nghị lực, suốt 34 ngày ròng rã, vượt qua gần 10.000km, bằng 5 lần đường từ Hà Nội đến TP.Hồ Chí Minh, để tìm về nguồn cội.
Sau chuyến trở về của con gái, tết này, ông Dinh sẽ trở về Việt Nam đoàn tụ trên quê mẹ theo lời mời của chương trình Đài Truyền hình VTV 4.