Theo thông tin được đăng tải trên trang Navy Recognition, Hải quân Mỹ sẽ triển khai một số hệ thống tên lửa NSMtham gia cuộc tập trận hải quân đa quốc gia mang tên RIMPAC 2018 tới đây. Nguồn ảnh: Navyrec.
Dự kiến cuộc tập trận RIMPAC 2018 sẽ được tổ chức vào mùa hè năm nay và đây là lần đầu tên lửa chống hạm NSM của Hải quân Mỹ được mang ra thử nghiệm trong một cuộc diễn tập quân sự quy mô lớn. Nguồn ảnh: National.
Được phát triển bởi công ty Kongsberg Defence & Aerospace của Na Uy, tên lửa chống hạm NSM (Naval Strike Missile) được phía Na Uy khẳng định là tên lửa chống hạm thế hệ 5 đầu tiên của thế giới. Nguồn ảnh: Aero.
Hiện tại, loại tên lửa này đang được phía Na Uy đặt trên các tàu tên lửa cao tốc lớp Skjold, tàu khu trục lớp Fritjof Nansen và sử dụng trong biên chế của các đơn vị pháo binh phòng thủ bờ biển. Nguồn ảnh: Naval.
Điểm đặc biệt của loại tên lửa này đó là nó bay ở độ cao rất thấp, chỉ khoảng 10 mét so với mặt biển và được coi là một trong những loại tên lửa chống hạm có khả năng bay thấp nhất thế giới hiện nay. Nguồn ảnh: Wiki.
Tên lửa chống hạm NSM có tàm hoạt động tối đa 185 km, mang theo được đầu đạn nặng 125 kg và chỉ có khối lượng tổng cộng khoảng 410 kg. Nguồn ảnh: Wiki.
NSM sử dụng hệ thống cảm biến thụ động để tìm mục tiêu, do không trực tiếp phát ra tia hồng ngoại hay sử dụng sóng radar, loại tên lửa chống hạm này được cho là cực kỳ khó bị phát hiện. Nguồn ảnh: Wiki.
Năm 2014, Hải quân Mỹ đã thử nghiệm tên lửa NSM lần đầu tiên từ boong tàu USS Coronado. Thử nghiệm thành công khi tên lửa bắn trúng mục tiêu và việc buổi thử nghiệm này diễn ra cũng chính là khẳng định rằng Mỹ sẽ sử dụng loại tên lửa này trong tương lai. Nguồn ảnh: Wiki.
Tên lửa NSM đánh trúng mục tiêu trong buổi thử nghiệm của Hải quân Mỹ năm 2014 vừa rồi. Nguồn ảnh: Tuby.