Không khí Tết mỗi miền quê mang nét đặc trưng khác nhau. Với những nghệ sĩ sinh ra, lớn lên ở những vùng miền Bắc - Trung - Nam đều có nét riêng trong phong tục, thói quen ăn Tết truyền thống. Không chỉ khác về các loại hoa, cây cảnh như đào miền Bắc, mai miền Nam, các nghệ sĩ còn đón Tết theo cách riêng của mỗi miền.
NSND Lan Hương: Mâm cơm cúng ngày Tết phải tươm tất nhất
Clip: NSND Lan Hương chia sẻ về ngày Tết ngoài Bắc
NSND Lan Hương được nhớ đến nhiều nhất trong năm 2017 với vai diễn trong phim truyền hình Sống chung với mẹ chồng. Chị còn có tên gọi khác khá đặc biệt là Lan Bông vì mái tóc bông xù mang tính thương hiệu riêng.
NSND Lan Hương là một người phụ nữ gốc Hà thành. Lấy diễn viên Đỗ Kỷ, nhà anh ở phố Khâm Thiên, nhà ngoại ở dưới gò Đống Đa, khoảng cách không xa nên việc đi lại giữa hai bên nội ngoại khá thuận tiện mỗi dịp lễ Tết. Chị kể, gia đình chị vẫn còn giữ nguyên phong tục truyền thống ngày Tết như gói bánh chưng, cúng Giao thừa. Tất cả những thủ tục vào ngày Tết cổ truyền đều được chị thực hiện đầy đủ.
Đêm Giao thừa thắp hương, sáng mồng 1 làm mâm cơm cúng đầu năm cũng là bữa cơm sum họp đầu tiên trong một năm mới của gia đình với đầy đủ thành viên trong nhà. Trong 3 ngày Tết, các lễ lạt đều đủ cả. Bên cạnh việc gói bánh chưng, “mẹ chồng” Lan Hương không quên làm giò và các món ăn truyền thống đậm hương vị đất Bắc trong ngày Tết như một nồi thịt bò kho, nấu măng, nấu miến bóng…
Nói về Tết cổ truyền, nghệ sĩ Lan Hương cho rằng đây là việc không quá khó đối với người phụ nữ Việt Nam. Trước tiên, bàn thờ gia tiên phải được chăm chút cẩn thận. Trước Tết là các thủ tục lau dọn bàn thờ cho thật sạch sẽ, bày một mâm ngũ quả thật đẹp và tươm tất. Bao giờ cũng có cặp bánh chưng, mâm ngũ quả có nải chuối, bưởi đặt lên trên, những quả quất nhỏ và một số hoa quả khác bày xung quanh. Nhiều gia đình còn bày thêm một số quả ớt đỏ để thêm đẹp và lấy vận may cho năm mới.
Gia đình nghệ sĩ Lan Hương ở nội thành Hà Nội. Trong khi Tết ngày nay có nhiều nét mới mẻ hiện đại, không ít nhà mua bánh chưng gói sẵn để tiện lợi thì gia đình “mẹ chồng” Lan Hương vẫn giữ nếp gói bánh chưng từ xưa. Chị kể, ngày nay dễ dàng ra ngoài chợ mua được một cặp bánh chưng nhưng chị thích cái không khí chuẩn bị đồ để gói bánh rồi luộc bánh, chờ vớt bánh cho tới khi bày lên bàn thờ một cặp bánh chưng vuông vắn tinh tươm nhất.
Không chỉ gói bánh chưng, nghệ sĩ Lan Hương còn gói giò bằng thịt thủ, lưỡi, tai lợn và thịt chân giò để giò có được độ giòn, ngon, không bị mỡ. Món ăn ngày Tết được chị chuẩn bị tươm tất, không thể quên món dưa hành. Năm nào nghệ sĩ Lan Hương cũng muối một vại dưa. Vị chua chua ngọt ngọt của hành khiến món bánh chưng ngày Tết thêm vừa miệng.
Không khí ngày Tết với gia đình chị luôn có chậu quất, cành đào và cả hoa tươi bày trên bàn tiếp khách. Từ ngoài 20 âm lịch, chị và ông xã đã tranh thủ đi chợ hoa để chọn cho gia đình cây quất lẫn đào vừa ý nhất và hợp với không gian trong nhà. Năm nay là năm đầu tiên con trai chị ăn Tết xa nhà. Vậy nên trước Tết, gia đình đã kịp chụp bộ ảnh xuân kỷ niệm và tạo một không khí Tết ấm cúng.
Clip: NSND Lan Hương tự tay gói bánh chưng, không cần khuôn
Tết của Mỹ Tâm: Đánh bài, ăn và ngủ
Là một trong những ca sĩ nổi tiếng bậc nhất showbiz Việt, nhưng từ nhiều năm trở lại đây, Mỹ Tâm đã không còn tất bật đi diễn vào những dịp Tết Nguyên Đán. Cứ đến cuối năm, dù nhận nhiều lời mời đi hát hay cát xê cao đến mấy, cô cũng gác lại mọi lịch diễn để làm việc thiện nguyện, trao quà Tết cho bà con nghèo.
Năm nay cũng không ngoại lệ, trước khi nghỉ Tết, nữ ca sĩ đã trích toàn bộ doanh thu của album Tâm 9 để hỗ trợ những người có hoàn cảnh khó khăn tại TP.HCM, quê nhà Đà Nẵng và quê ngoại ở Quảng Nam.
Ngoài việc đi từ thiện, nấu bánh tét và làm mứt dừa cũng là một trong những thói quen của Mỹ Tâm vào những ngày cận Tết cổ truyền. “Từ lúc nghĩ ra việc nấu bánh tét để có không khí ấm cúng gia đình, Tâm đã hứa rằng dù công việc có bận rộn đến mấy, Tâm cũng sẽ gác lại để năm nào cũng được về quê cùng mọi người nấu bánh, làm mứt như vậy”, nữ ca sĩ nói.
Sau hơn 30 năm đón Tết tại Đà Nẵng, “họa mi tóc nâu” nhận người miền Trung thích chưng cây mai và thường ăn bánh tét nhiều hơn bánh chưng. Vào đêm giao thừa, Mỹ Tâm rất hiếm khi ra phố mà chỉ quanh quẩn ở nhà, ăn uống cùng mọi người trong gia đình đến tận 3, 4h sáng. Do đó, người xông đất cũng thường là các anh chị trong gia đình khi họ tới chúc Tết vào sáng mồng một.
Dù không quá kiêng kị các tập tục ngày Tết, nhưng Mỹ Tâm cho biết, mọi người trong gia đình cô tin việc quét nhà sẽ quét theo cả lộc xuân nên thường dồn hết rác vào một chỗ trong nhà.
Ngoài ra, cứ vào mồng 3 Tết, fan ruột Mỹ Tâm tại Đà Nẵng, hay thậm chí đến từ các tỉnh thành như Hà Nội, Sài Gòn, Huế, Quảng Ngãi,... cũng thường rủ nhau đến tận nhà chúc Tết nữ ca sĩ. Ở những buổi gặp gỡ này, ngoài việc ngồi trò chuyện và lì xì mừng tuổi fan, giọng ca Đâu chỉ riêng em còn chiêu đãi khán giả của mình món bánh tét chiên và các loại mứt do cô và gia đình tự tay chuẩn bị.
Kể lại lịch trình quen thuộc vào những ngày đầu năm, Mỹ Tâm chia sẻ: “Mỗi sáng thức dậy, Tâm sẽ ăn cơm cùng gia đình rồi ngồi chơi bài điểm với mẹ và các cháu. Nếu trong ngày có người thân hoặc khán giả đến chúc Tết thì Tâm sẽ ‘ló mặt’ ra để trò chuyện, tiếp khách. Đến khuya lại lên phòng đọc sách hoặc xem tivi rồi ngủ. Thế là hết một mồng”.
Năm nay, sau khi về Đà Nẵng đón Tết Mậu Tuất cùng gia đình, vào ngày mồng 4, Mỹ Tâm sẽ nhận show đầu tiên của năm tại quê nhà, rồi tiếp tục nghỉ Tết tới mồng 8 mới đi hát lại.
Lam Trường: Chủ xị của những "sòng bài" tại gia
Tuy Lam Trường được đông đảo khán giả biết đến là ca sĩ người Việt gốc Hoa, nhưng ông bố 2 con cho biết, suốt 43 năm sinh ra và lớn lên tại Sài Gòn, tiếp xúc với nhiều người thân, bạn bè, đồng nghiệp đều là người Việt, anh thấy Tết Nguyên Đán Việt Nam mới là truyền thống, nguồn cội của mình. Vì vậy, từ trước đến nay, dù công việc ca hát có bận rộn đến mấy, anh Hai vẫn dành ít nhất từ 2 đến 3 ngày đầu năm để ở bên gia đình.
Lam Trường chia sẻ, cứ mỗi dịp Tết đến Xuân về, gia đình anh luôn quây quần, sum họp bên nhau để gói và nấu bánh chưng, bánh tét. Ngoài ra, anh còn có sở thích là tự tay sắm sửa, trang trí hoa mai trong nhà.
“Năm nay, Trường đã nhận lịch diễn miền Tây vào đêm 30 Tết nên sau khi diễn xong sẽ di chuyển ngay về Sài Gòn. Tuy nhiên, do đường xa và phố xá đông đúc cuối năm, có lẽ Trường sẽ đón giao thừa trên... xe và kiêm luôn vai trò xông nhà. Trường đã nhờ mẹ cúng giao thừa và xem tuổi giúp rồi, năm nay là năm tốt của Trường nên đi xông đất sẽ rất hên (cười)”, giọng ca Tình thôi xót xa chia sẻ.
Dù về nhà vào lúc nửa đêm, nhưng Lam Trường vẫn sẽ dậy sớm vào sáng mồng 1, lựa chọn những bộ đồ bảnh bao để chúc Tết bố mẹ, thăm hỏi gia đình nhà vợ và lì xì cho các cháu trong nhà. Tuy nhiên, do đại gia đình nhà Lam Trường rất đông đúc, lên đến 40, 50 người nên năm nào, nam ca sĩ cũng bị ‘hao hụt’ không ít vì tiền lì xì.
“Sau khi cả nhà xum vầy, cùng nhau ăn uống một bữa no nê, Trường thường rủ mọi người thử vận may đầu năm như chơi bài cào, bài xì dách. Tất cả đều là con cháu trong nhà nên mọi người đều chơi vui là chính, ngay cả Trường là ‘nhà cái’, thấy mấy đứa nhỏ thua hoài nhưng cũng không nỡ lấy tiền của các cháu (Cười)”, Lam Trường kể lại.
Đón Tết Nguyên Đán tới mồng 5, Lam Trường sẽ lên đường sang Mỹ để ở bên vợ con. Nam ca sĩ chia sẻ, lẽ ra Yến Phương và con gái anh sẽ về Việt Nam đón Tết cùng gia đình, nhưng một vài sự cố bất ngờ phát sinh khiến kế hoạch bị thay đổi phút chót.
Sau mồng 5, Lam Trường sẽ sang Mỹ đón Tết muộn cùng vợ và hai con.
“Trường dự định dành khoảnh 2-3 tháng ở Mỹ để phụ vợ chăm sóc con gái. Hiện bé Yên Lam vẫn chưa đầy một tuổi, Yến Phương cũng chỉ có một mình ở Mỹ nên rất cần người ở bên cô ấy. Ngoài ra, khi có thời gian, Trường cũng sẽ lái xe hoặc đón chuyến bay đến Houston để thăm bé Kiến Văn”, Lam Trường chia sẻ.
15 năm lên Sài Gòn mưu sinh kiếm sống bằng nghề làm móng tay dạo, cũng là ngần ấy năm nghệ sĩ Hoa Mỹ Hạnh đón những...