Trong Chiến tranh Thế giới thứ hai, quân Đồng Minh mà chủ yếu là Mỹ đã cho đóng tổng cộng hơn 23.000 chiếc tàu đổ bộ LCVP loại này được Mỹ sản xuất trong thời gian từ năm 1942 tới năm 1945. Nguồn ảnh: Stug.
Có trọng lượng nhẹ chỉ 8 tấn, dài 11 mét, rộng 3,3 mét và mớm nước khoảng dưới 1 mét. Đây là loại xuồng đổ bộ được phía Mỹ và Đồng minh sử dụng nhiều nhất ở châu Âu. Nguồn ảnh: Vavian.
Đặc điểm của loại xuồng đổ bộ này đó chính là cửa mở phía trước mũi tàu giúp binh lính tràn xuống khỏi tàu với tốc độ nhanh nhất có thể. Tàu cũng được thiết kế để nổi tốt ngay cả khi mũi tàu mở hết cỡ. Nguồn ảnh: Warhistory.
Và cũng chính vì thiết kế đầy tiện lợi của mở cửa trước mũi này, hàng nghìn người lính Đồng minh đã thiệt mạng trong Cuộc đổ bộ Normandy ngay cả khi họ chưa kịp bước ra khỏi con tàu đổ bộ này. Nguồn ảnh: WWII.
Cụ thể, ngay khi chiếc cửa mũi được hạ xuống, người lính sẽ mất đi vật duy nhất che chắn họ với hỏa lực súng máy của đối phương. Điều này đã khiến cho rất nhiều người lính bị dính đạn và hy sinh ngay trước khi họ kịp bước chân ra khỏi con tàu này. Nguồn ảnh: Landing.
Trong đợt đổ bộ đầu tiên xuống các bãi biển ở Normandy, rất nhiều thuyền trưởng điều khiển tàu LCVP đã tận mắt chứng kiến sự tàn bạo của hỏa lực đối phương với những người lính còn chưa kịp ra khỏi tàu. Nguồn ảnh: WWII.
Rút kinh nghiệm từ đợt đổ bộ đầu tiên, từ các đợt đổ quân sau, các thuyền trưởng LCVP thường có xu hướng xoay ngang thân tàu hoặc thậm chí là quay lưng, cài số lùi chạy vào bãi biển để những người lính trên tàu được che chắn một cách tốt nhất khi đổ quân. Nguồn ảnh: History.
Điểm chết người tiếp theo của con tàu này đó chính là mớm nước của nó chỉ trên dưới 1 mét, ngay cả khi chất đầy tải lên tàu. Điều này dẫn đến hậu quả, tàu sẽ bị sóng đánh ngả nghiêng khi di chuyển trên mặt biển, ngay cả khi mặt biển tĩnh. Điều này cũng tác động trực tiếp tới thể trạng binh sĩ Đồng Minh ngay cả khi họ chưa kịp tham chiến. Nguồn ảnh: Navy.
Cuộc đổ bộ D-Day năm 1944 cũng đã thể hiện rõ nét điều này. Khi mà lực lượng trên tàu phần lớn đều là... lục quân - những người lính không quen sông nước này đã gần như bị những cơn say sóng làm cho kiệt sức từ trước khi họ kịp đặt chân lên bờ biển. Nguồn ảnh: USI.
Thậm chí, một vài lực lượng lính dù cũng được chuyên chở trên những tàu há mồm kiểu này. Chắc chắn một điều, những người lính này không thể chịu nổi say sóng tốt như lực lượng Thủy quân Lục chiến. Nguồn ảnh: Mesm.
Như vậy, có thể khẳng định cuộc đổ bộ D-Day của Mỹ và Đồng minh năm 1944 là một thảm họa, nhất là khi những người lính quả cảm đã bị tung vào trận chiến trong điều kiện "chán" nhất có thể. Họ đã bị cơn say sóng vùi dập, phải hứng chịu hỏa lực của đối phương ngay khi cửa đổ bộ vừa mở và phải chiến đấu trong điều kiện không thể thê thảm hơn. Nguồn ảnh: History.
Tuy vậy, nhiều sử gia phải đồng ý rằng, tàu LCVP dù là một phương tiện rất nguy hiểm với quân mình nhưng cũng là một trong những loại phương tiện đóng góp lớn nhất vào chiến thắng của Quân Đồng minh trong Chiến tranh Thế giới thứ hai. Nguồn ảnh: Wiki.