Tiểu cảnh này do nghệ nhân Trần Hiếu Dân (thành viên hội sinh vật cảnh TP.HCM) tạo ra với rất nhiều điểm nhấn.
Tiểu cảnh có tên là “Trường tồn”, từng tham gia triển lãm 1.000 năm Thăng Long tại Hà Nội.
Ở tác phẩm này, ngoài tính nghệ thuật đạt đến đỉnh cao, nó còn độc đáo về mặt ý nghĩa. Tên gọi “Trường tồn” thể hiện sự trường tồn của dân tộc Việt Nam ta.
Qua 4 thế kỷ phơi mình trong mưa nắng, khắc nghiệt của thời tiết bốn mùa, cây vẫn sống khỏe và phát triển, ra hoa, kết trái.
“Me lão” cao khoảng 1,5m, tán cây rộng khoảng 2,5m.
Gốc me được đặt trên chậu dài, trong đó có những chi tiết độc đáo bổ trợ cho nhau.
Núi đá, dòng suối chảy róc rách ngày đêm dưới gốc me. Xung quanh là thảm cỏ xanh tươi.
Gốc cây có nhiều rễ quấn lấy nhau, tượng trưng cho nguồn gốc người Việt cũng như 54 dân tộc anh em luôn đoàn kết, một lòng.
Sự kiên cường, tính chịu đựng, cần cù của dân tộc Việt Nam được thể hiện ở vỏ cây gồ ghề, vặn vẹo, chai cứng.
Ngọn cây, cành lá sum sê, trĩu hoa, nặng quả như minh chứng cho sự trường tồn phát triển qua hàng ngàn năm, và sẽ tiếp tục phát triển hòa bình, thịnh vượng.
“Lão me” nhận được sự quan tâm của nhiều du khách khi tới hội hoa cuân TP.HCM.
Nhiều người đánh giá đây là một tác phẩm “triệu đô”, nhưng trên hết là ý nghĩa vô cùng độc đáo của tác phẩm.
Thảm rêu xanh tự nhiên xung quanh gốc cây.
Những đoạn cắt lộ rõ thân cây khô cằn nhưng vẫn phát triển tươi tốt nhờ lớp vỏ.
Gốc “lão me” thể hiện rõ 3 phần khác nhau nhưng tạo chung một gốc và lên trên hòa chung thành một tán lá um tùm.
Hàng trăm cây sứ kiểu dáng độc lạ, tranh tài tại hội hoa xuân ở “khu nhà giàu” Sài Gòn và giật được các giải vàng,...