Lễ hội Khai hạ Mường Bi, hay còn gọi là Lễ hội xuống đồng, Lễ mở cửa rừng của người Mường ở Hòa Bình được tổ chức vào mồng 8 tháng Giêng Âm lịch hàng năm, với ý nghĩa năm mới cầu mùa màng thịnh vượng, may mắn. Đây là lễ hội dân gian mang tính cộng đồng, gắn với truyền thuyết Quốc Mẫu Hoàng Bà, người có công gây dựng mảnh đất Mường Bi.
Các thiếu nữ Mường biểu diễn điệu múa truyền thống của dân tộc mình.
Lễ hội gồm 2 phần chính (phần lễ và phần hội). Phần lễ được tổ chức trang nghiêm tại miếu thờ xóm Lũy với nghi lễ cúng Thành hoàng là Quốc mẫu Hoàng Bà và Tam vị Tản Viên Sơn Thánh. Sau khi thầy mo làm nghi lễ, đoàn cồng chiêng, cờ, tế và các cụ cao niên cùng người dân rước Quốc mẫu Hoàng Bà ra sân vận động xã để vui hội.
Lễ hội Khai hạ Mường Bi được tổ chức tại huyện Tân Lạc.
Trong khi phần hội diễn ra các hoạt động văn hóa văn nghệ đậm đà bản sắc truyền thống xứ Mường, Lễ thức xuống đồng được tiến hành. Ngoài ra, các gian hàng của các xã, thị trấn với những sản phẩm văn hóa, các món ăn ẩm thực của người Mường Bi, thu hút được đông đảo nhân dân và du khách muôn phương về vui hội, tìm hiểu nét sinh hoạt văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc.
Lễ rước kiệu đến Lễ hội Khai hạ Mường Bi.
Mường Bi là Mường lớn nhất trong 4 Mường thuở trước "nhất Bi, nhì Vang, tam Thàng, tứ Động" của tỉnh Hòa Bình. Đây cũng là nơi còn lưu giữ được những giá trị văn hóa cốt yếu của người Mường.
Các cô gái Mường có vẻ đẹp nền nã.