Nhắc đến Tây Bắc người ta nghĩ đến các món ăn dân tộc dân dã, lạ mắt... mà bất cứ du khách nào đặt chân đến cũng phải trầm trồ trước những tinh hoa ẩm thực vô cùng phong phúc và đặc sắc. Vùng Tây Băc được mệnh danh là thiên đường của rất nhiều món ăn ngon vùng cao. Ẩm thực nơi đây thu hút rhiều khách du lịch đến thưởng thức.
Phương pháp chế biến món ăn pa pỉnh tộp (cá gập nướng), cá kho, thịt ếch hun khói... của người Thái, hoàn toàn dựa vào kinh nghiệm từ cha ông để lại và được lưu giữ từ đời này qua đời khác, hoàn toàn không có bất cứ trường lớp nào truyền dạy. Chính điều này đã khiến cho những món ăn của người Thái không thể lẫn lộn với bất kỳ món ăn của dân tộc nào khác.
Bất cứ vị khách nào cũng không thể cầm lòng trước những đặc sản của núi rừng được bày trên mâm cỗ.
Ngoài các món ăn dân tộc truyền thống được nhiều người biết đến, đồng bào các dân tộc Tây Bắc còn chế biến các món ăn lấy từ nguyên liệu núi rừng như: cà rừng, rễ mèn nướng, măng chua, măng khô...
Những món ăn đặc sắc của người Thái như pa pỉnh tộp (cá nướng), khảu lam (cơm lam), nhứa mù khủa (thịt lợn hấp), nhứa khoai (thịt trâu hun khói), rượu nếp... được chế biến rất công phu khiến người ăn nhớ mãi không quên. Từng món ăn như chứa đựng cả tấm lòng của người Thái gửi gắm vào đó.
Mùa nào thức nấy, đồng bào các dân tộc thiểu số vùng cao, thường đãi khách bằng sản vật lấy từ núi rừng hoang sơ: cá suối, măng lay, măng đắng, măng ngọt… tất cả đã tạo lên những món ăn vô cùng hấp dẫn.
Đối với đồng bào dân tộc Thái vùng Tây Bắc, món thịt nhái hun khói không còn quá xa lạ với những ai ưa thích các món ăn dân dã, sau những chuyến đi du lịch vùng cao.
Nhắc đến thịt trâu gác bếp, chắc chắn mọi người sẽ thấy rất quen thuộc. Món thịt gác bếp mang đến hương vị riêng và rất lạ khi kết hợp với các gia vị phơi khô như: quả mắc khén, ớt… Đây được coi là món ăn không thể thiếu trên mâm cỗ của đồng bào dân tộc Thái vào các ngày lễ ,Tết.