Chuyên gia văn hóa Nguyễn Đức Hiển cho biết, rằm tháng Giêng là ngày lễ quan trọng nên theo quan niệm dân gian tùy vào điều kiện kinh tế và phong tục tập quán mà mâm cỗ cúng rằm tháng Giêng mỗi gia đình, mỗi vùng miền có thể khác nhau. Tuy vậy, mọi mâm cỗ cũng đều để thể hiện tấm lòng thành kính và biết ơn của con cháu đối với ông bà, tổ tiên, phật thánh và cầu mong một năm an lành, may mắn.
Mâm cơm cúng ngày rằm tháng Giêng cũng phải có đầy đủ các vị trong ẩm thực. Vị mặn của nước chấm, vị cay của ớt, vị chua của đĩa dưa hành, vị ngọt của bánh. Khi cúng, mâm cỗ phải đủ đầy, cầu mong yên ấm an lành, xua đi những đen đủi có thể đến trong năm mới.
Dù cỗ chay hay cỗ mặn, đối với người Việt, ngày rằm tháng Giêng luôn có vị trí trọng đại. Đây là dịp để tỏ lòng biết ơn ông bà, tổ tiên, cùng ước mong năm mới với nhiều may mắn an nhiên.
Mâm cúng Rằm tháng Giêng cần chuẩn bị:
- Mâm cỗ cúng Phật bao gồm:
+ Hoa quả tươi được bày vào đĩa
+ Chè xôi
+ Các món đậu
+ Canh xào chay
+ Bánh trôi nước
Cỗ chay tùy loại sẽ có 10 đến 25 món khác nhau, trong đó, các món ăn phải có màu sắc phong phú, đẹp mắt tượng trưng cho ngũ hành.
- Mâm cỗ cúng gia tiên bao gồm:
+ 4 bát ninh măng, bát miến, bát mọc.
+ Đĩa thịt lợn hoặc thịt gà, đĩa giò hoặc chả, đĩa nem thính hoặc đĩa xào, đĩa dưa muối, đĩa xôi hoặc bánh chưng và bát nước chấm.
+ Hương, hoa tươi, quả tươi, vàng mã, đèn nến, trầu cau, rượu trắng, thuốc lá...
Các vật phẩm khác như:
- Hương hoa vàng mã
- Đèn nến
- Trầu cau
- Rượu.
Ảnh minh họa
Chuyên gia văn hóa Nguyễn Đức Hiển gợi ý bài văn khấn cúng Rằm tháng Giêng như sau: |