1. Súp lơ trắng chứa sulforaphane giúp chống lại vi khuẩn H. pylori (nguyên nhân gây viêm loét dạ dày). 1 nghiên cứu mới đây đã chỉ ra, những người tiêu thụ súp lơ trắng 2 lần/ngày trong suốt cả tuần có thể hạn chế sự sinh sôi và phát triển của các loại vi khuẩn gây bệnh này.
2. Bắp cải rất giàu S-methyl methionine, còn được gọi là vitamin U có thể chữa lành các vết loét dạ dày. Nguyên nhân của viêm loét dạ dày được cho rằng xuất phát từ sự mất cân bằng axit dạ dày, trong khi bắp cải có tác dụng kiềm hóa dịch vị trong dạ dày. Ngoài ra, chất aminoglutamin trong bắp cải cũng hỗ trợ quá trình điều trị viêm loét dạ dày hiệu quả.
3. Củ cải rất giàu chất xơ giúp hỗ trợ hệ tiêu hóa, hấp thụ kẽm và các khoáng chất khác. Vì vậy, các chuyên gia dinh dưỡng khuyên bạn nên ăn củ cải trắng mỗi ngày để loại bỏ các nguyên nhân gây viêm loét dạ dày, khó tiêu và các vấn đề sức khỏe khác.
4. Táo chứa flavonoid gây ức chế sự phát triển của vi khuẩn H. pylori. Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng, ăn 1 quả táo mỗi ngày làm giảm nguy cơ cũng như tác động của bệnh viêm loét dạ dày.
5. Quả việt quất ăn vào buổi sáng có thể giúp điều trị viêm loét dạ dày 1 cách hiệu quả. Chúng là nguồn cung cấp dồi dào chất chống oxy hóa và chất dinh dưỡng giúp cải thiện hệ miễn dịch và tăng tốc độ phục hồi sau khi bị viêm loét dạ dày.
6. Mâm xôi chứa hàm lượng cao hợp chất phenolic và chất xơ, hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả và kiểm soát bệnh viêm loét dạ dày.
7. Dâu tây: 1 nghiên cứu mới đây đã chỉ ra rằng, dâu tây với hàm lượng chất chống oxy hóa cao, có thể hoạt động như 1 lớp chắn bảo vệ cơ thể khỏi nguy cơ bị viêm loét dạ dày. Nên ăn loại trái cây này kết hợp với ngũ cốc hoặc đồ ăn nhẹ vào buổi chiều để nhận tối đa lợi ích sức khỏe.
8. Ớt chuông có lợi trong việc làm giảm viêm loét dạ dày. Cách chế biến giữ được tối đa chất dinh dưỡng của loại thực phẩm này là thái lát mỏng ăn kèm với salad.
9. Cà rốt giàu vitamin A giúp loại bỏ viêm loét dạ dày, viêm dạ dày và chứng khó tiêu. Có thể chế biến cà rốt bằng cách nấu chín, ăn sống kèm salad hoặc làm nước ép, sẽ có tác dụng như 1 lớp lót bảo vệ dạ dày.
10. Súp lơ xanh: 1 nghiên cứu cho thấy loại rau này chứa chất sulforaphane có thể loại bỏ các vi khuẩn gây viêm loét dạ dày. Vì vậy, các chuyên gia dinh dưỡng hàng đầu khuyên bạn nên có thực phẩm này có trong khẩu phần ăn trưa hằng ngày.
11. Sữa chua là 1 trong những thực phẩm lành mạnh nhất đối với cơ thể. Nó chứa probiotics, lactobacillus và acidophilus giúp điều trị loét dạ dày, tạo ra 1 sự cân bằng giữa các vi khuẩn xấu và tốt trong hệ thống tiêu hóa. Ngoài ra, các loại thực phẩm chế biến từ đậu nành cũng có chứa probiotic.
12. Dầu oliu có khả năng điều trị viêm loét dạ dày. Nó chứa phenol hoạt động như một chất chống vi khuẩn, ngăn ngừa H. pylori không bị lan rộng thêm và ảnh hưởng đến lớp lót dạ dày của bạn.
13. Mật ong không chỉ có lợi trong việc cải thiện làn da, làm lành các vết thương mà còn được sử dụng như 1 lớp lót bảo vệ cho dạ dày 1 cách hiệu quả. Mật ong ức chế sự phát triển của vi khuẩn, làm giảm viêm loét dạ dày. Tiêu thụ 1 thìa mật ong mỗi sáng bằng cách pha với nước ấm hoặc ăn kèm bánh mì đều giúp cơ thể tận dụng được tối đa lợi ích sức khỏe của thực phẩm này.
14. Tỏi chứa các thành phần kháng khuẩn có khả năng kiểm soát và hạn chế sự phát triển của vi khuẩn H. pylori gây loét dạ dày.
15. Trà xanh không chứa caffeine là một loại catechin cao, có khả năng làm giảm loét dạ dày. Tính chống viêm và chống oxy hóa của nó hoạt động vô cùng tuyệt vời. Nên thưởng thức 1 tách trà xanh vào mỗi sáng hoặc buổi tối.
16. Cam thảo là 1 vị thuốc đông y có khả năng chống lại bệnh viêm loét dạ dày và viêm dạ dày nhờ tác dụng giảm viêm hiệu quả.