Người huyết áp thấp
Theo đông y, rau cần có tác dụng bình can, thanh nhiệt, tính hàn nên những người huyết áp thấp không nên ăn rau cần.
Người mắc bệnh về da liễu
Những người có bệnh vảy nến thì không nên dùng rau cần; còn người có tỳ vị hư nên ăn ít rau cần. Tuy nhiên, người mắc chứng ngứa hoặc bị bệnh vẩy nên thì không nên ăn nhiều rau cần, bởi nó chứa arachidon là chất xúc tác cho phản ứng viêm tấy khiến bệnh lâu khỏi hơn.
Người hay bị ngộ độc
Người có hệ tiêu hóa kém không nên ăn rau cần trong trường hợp có nghi ngờ về khu vực canh tác không đảm bảo.
Người bị nhiễm giun sán
Rau cần và các loại rau trồng dưới nước dễ bị nhiễm loài sán lá ruột. Từ người bệnh, trứng sán theo phân ra ngoài, phát triển trong nước ngọt ao hồ, đồng ruộng. Từ 3 - 7 tuần, ấu trùng lông phát triển hoàn chỉnh trong trứng và thoát ra, xâm nhập vào một số loài ốc và chuyển thành bào ấu.
Người ăn phải các loại cây thủy sinh có chứa các nang trùng này chưa nấu chín kỹ sẽ nhiễm sán.
Bị ho có nên kiêng rau cần? Nhiều người bị ho kiêng ăn rau. Tuy nhiên, lương y Vũ Quốc Trung khẳng định, đó là quan niệm sai lầm. Ngược lại, rau cần lại có tác dụng chữa ho rất tốt. Theo đông y, rau cần có tác dụng bình can, thanh nhiệt, trừ phong lợi thấp, nhuận phế, ngưng ho, sáng mắt, giảm áp suất máu. Vì vậy, rau cần hoàn toàn có thể ăn khi người bệnh đang bị ho. Bởi vì trong 100 gram rau cần có 26g chất đạm, 160mg canxi, 61 mg phốt pho. Rau cần thường sử dụng trong các món ăn chay, ăn mặn, luộc chín... giàu mùi thơm, chữa ho rất tốt. Bài thuốc chữa ho từ rau cần được lương y Vũ Quốc Trung gợi ý như sau: Đối với người ho lâu ngày, sử dụng 500g rau cần cả rễ, vò nát ép lấy nước, bỏ thêm chút muối, nấu chín rồi uống vào mỗi buổi sáng, tối hàng ngày. Áp dụng thường xuyên, ho sẽ thuyên giảm rõ rệt. Ngoài công dụng chữa ho, rau cần còn tốt cho người huyết áp cao điều chỉnh huyết áp, giúp cải thiện thiếu máu, mất ngủ…. |
PGS.TS.Nguyễn Duy Thịnh, Khoa Công nghệ thực phẩm, ĐH Bách Khoa Hà Nội cho biết, nhiều người ăn sắn bị say có thể tử vong.