Dân Việt

Thượng đỉnh Mỹ - Triều Tiên: Đột phá hay thảm họa?

Tiểu Đào (Theo BI) 09/03/2018 17:34 GMT+7
Tình hình trên bán đảo Triều Tiên đang có những chuyển biến bất ngờ khi mà Tổng thống Donald Trump mới đây đã đồng ý gặp mặt nhà lãnh đạo Kim Jong-un. Tuy nhiên, theo nhiều chuyên gia, lạc quan trong thời điểm hiện tại là quá sớm, đồng thời lo ngại cuộc gặp mặt sẽ trở thành “thảm họa”.

img

Tổng thống Donald Trump đã đồng ý gặp gỡ nhà lãnh đạo Kim Jong-un

“Nước Mỹ đã bị Triều Tiên đùa giỡn trong 3 tháng qua… và bây giờ, điều đó lại lặp lại”, ông Van Jackson – một chuyên gia quốc phòng, đồng thời là giảng viện tại trường Đại học Victoria của Wellington (New Zealand) – nhận định trên Twitter. “Bất cứ ai cho rằng cuộc gặp cao cấp song phương sẽ giúp giải quyết vấn đề hạt nhân đang quên mất những gì từng xảy ra trong quá khứ”.

Chuyên gia về Triều Tiên Jeffrey Lewis cho rằng, một cuộc gặp cao cấp song phương giữa Washington và Bình Nhưỡng là một việc làm táo bạo của nhà lãnh đạo Kim Jong-un trong bối cảnh, Triều Tiên “đã tìm kiếm một cuộc gặp với Tổng thống Mỹ trong vòng hơn 20 năm qua”.

“Ông Kim không mời ông Trump đến để giao nộp vũ khí hạt nhân của Triều Tiên”, ông Lewis nói. “Ông Kim mời ông Trump đến để cho thấy rằng, sự đầu tư vào khả năng tên lửa và hạt nhân của Triều Tiên đã khiến Mỹ phải coi nước là ‘ngang hàng’”.

Cũng đồng tình với quan điểm này, ông Ankit Panda – biên tập viên cao cấp của tờ The Diplomat cũng khẳng định một cuộc gặp vào lúc này sẽ thể hiện rằng nhà lãnh đạo Kim Jong-un “có tên lửa hạt nhân đe dọa được nước Mỹ và giờ một Tổng thống Mỹ đã phải đích thân đến gặp ông để thảo luận về vấn đề hạt nhân. Về hình thức, cuộc gặp sắp tới  là giữa hai cường quốc hạt nhân với nhau”.

img

Triều Tiên chỉ đang tranh thủ thời gian để xúc tiến chương trình tên lửa và hạt nhân?

Không chỉ các chuyên gia, các chính trị gia Mỹ cũng to ra lo lắng vì cho rằng, Bình Nhưỡng sẽ “tranh thủ” dùng khoảng thời gian từ bây giờ cho tới cuộc gặp mặt vào tháng 5 để phát triển thêm tiềm năng hạt nhân của mình.

“Hãy nhớ rằng, Triều Tiên từng nhiều lần sử dụng các cuộc đối thoại và những lời ‘hứa cuội’ để nhận lại sự nhượng bộ và trì hoãn thời gian”, Hạ nghị sĩ Mỹ Ed Royce – Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Hạ viện - tuyên bố. “Triều Tiên sử dụng mánh khóe này để phát triển chương trình tên lửa và hạt nhân của mình”.

Còn theo ông Ian Bremmer – chủ tịch tổ chức tư vấn rủi ro chính trị Eurasia Group, nếu đối thoại thất bại, cuộc gặp sẽ trở thành “thảm họa”, khiến tình hình bán đảo Triều Tiên trở lại như trước Olympic Mùa đông, thậm chí còn có thể tồi tệ hơn.

"Trump summit with Kim a two edged sword. Real chance of a breakthrough," Eurasia Group president Ian Bremmer tweeted. "But staking success of presidency on one of the world's most intractable conflicts will make Trump feel more compelled to strike if Kim doesn't deliver."

“Cuộc gặp này là một con dao 2 lưỡi. Một mặt, nó có thể mang lại đột phá thật sự cho tình hình bán đảo Triều Tiên. Tuy nhiên, nếu mọi việc theo chiều hướng xấu, ông Trump – vốn đang đặt cược mọi vốn liếng chính trị vào việc giải quyết vấn đề Triều Tiên, sẽ cảm thấy bắt buộc phải dùng đến giải pháp quân sự”, ông Bremmer dự đoán.