Là một cường quốc quân sự kế thừa phần lớn tài sản của Liên Xô, thực lực quân sự Nga luôn ở vị trí hàng đầu thế giới, cũng là nước duy nhất trên thế giới có thể đối kháng nước Mỹ trong nhiều năm. Nhưng điều không tương thích với địa vị cường quốc quân sự thứ hai thế giới là thực lực kinh tế Nga còn xa mới phù hợp với thực lực quân sự. Thế yếu trong thực lực kinh tế và sự phản đối của “huynh đệ đồng bào” trực tiếp phản ánh bản thân công nghiệp quân sự Nga, lại thêm mấy năm nay Nga liên tiếp bị lỡ cơ hội trong các gói thầu vũ khí. Nhưng ngay cả như vậy, cũng rất ít có nước nào dám khinh thường nước Nga, vì sao như vậy?
Điều này cơ bản có thể quy về “phong cách cứng rắn” của dân tộc Nga trong chiến tranh, cụ thể chính là 4 trận chiến cục bộ mà nước Nga nói đánh là đánh.
Chiến tranh Chechnya lần 2
Từ 1991 đến nay, kinh tế Nga rơi vào trạng thái nguy cơ, chiến tranh Chechnya lần 1 xảy ra càng làm cho kinh tế Nga khốn đốn. Nguyên nhân thất bại chiến tranh Chechnya lần 1 có nhiều mặt, nhưng ảnh hưởng mà nó mang lại lại rất lớn. Sau đó, mặc dù đối mặt nguy cơ tài chính trầm trọng, mặc dù tổn thất về người và kinh tế rất nghiêm trọng nhưng khi lực lượng vũ trang phi pháp Chechnya lại khiêu khích, Nga vẫn kiên quyết phát động chiến tranh Chechnya lần 2, tân Thủ tướng khi đó là Putin đảm nhiệm chỉ huy chiến dịch quân sự này.
Trong chiến tranh Chechnya lần 2, Nga tích cực rút kinh nghiệm các bài học chiến tranh Chechnya lần 1. Họ tập trung binh lực lớn, sử dụng chiến thuật linh hoạt, đồng thời dùng bom dẫn đường, xe tăng T-90, máy bay ném bom Su-22M. Thêm nữa, tư thái của chỉ huy Putin vô cùng mạnh mẽ. Tổng thống Chechnya trong thời gian đó từng đề xuất đình chiến nhưng bị Putin từ chối. Putin nói: “Đây hoàn toàn là các anh tự chuốc lấy”. Cuối cùng, chiến tranh Chechnya lần 2 thu được thắng lợi.
Chiến tranh Nga – Gruzia
Thực lực quân sự của Nga và Gruzia chênh lệch rõ ràng, một số người cũng cho là kết cục cuộc chiến này là rất dễ thấy và không đủ để cho thấy tác phong mạnh mẽ của Nga. Nhưng khi Gruzia triển khai toàn diện hành động quân sự ngày 8.8.2008, đúng vào lúc diễn ra Olympic Bắc Kinh, Tổng thống Nga khi đó là Putin đang công du Bắc Kinh để xem khai mạc Olympic. Tuy vậy, Putin vẫn kiên quyết ra lệnh khai hỏa.
Trong chiến tranh Nga – Gruzia, chỉ riêng không quân, Nga đã xuất kích 100 chiếc máy bay Mig-29, 60 chiếc Su-24, 60 chiếc Su-27, 75 chiếc Mi-24, 30 chiếc Su-24MR. Lực lượng lục quân tham gia càng hùng hậu hơn. Khi đó toàn bộ quân đội Gruzia có 20.000 người, đối mặt với quân Nga không khác gì trứng chọi đá, kết cục sớm được quyết định.
Sáp nhập Crimea
Biển Đen là một vị trí mà binh gia cần tranh đoạt, vị trí địa lý của nó đối với Nga đặc biệt quan trọng. Nga có thể từ Biển Đen thông qua eo biển Thổ Nhĩ Kỳ tiến vào Địa Trung Hải, sau đó tiến vào Đại Tây Dương và Ấn Độ Dương. Đồng thời, bờ biển của Biển Đen cũng là nơi duy nhất mà Nga giáp với vùng biển ấm áp. Đối với Nga, Biển Đen là một vị trí quan trọng “tiến có thể công, thoái có thể thủ”, trong khi bán đảo Crimea lại có vai trò quan trọng khống chế Biển Đen.
Năm 2014 Nga nhanh chóng tiến vào bán đảo Crimea, dùng thủ đoạn sấm sét giành quyền khống chế Crimea. Hành động quân sự không đổ máu này cũng được chuyên gia Nga xem là một trong những hành động quân sự trác tuyệt nhất.
Chiến tranh Syria
Cuối năm 2017, Putin hạ lệnh thu quân từ Syria, đồng nghĩa với việc hành động quân sự của Nga ở Syria trong hơn 2 năm tạm đình chỉ. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử nước Nga họ hành động quân sự cường độ cao ở một nơi cách xa lãnh thổ mình, tiêu diệt hơn 6 vạn phần tử vũ trang, nhiều lần tấn công lớn vào các phần tử vũ trang cực đoan. Đối với Nga, hành động chống khủng bố ở Syria không chỉ đề cao địa vị quốc tế của bản thân, mà còn bổ sung kinh nghiệm cho bộ đội và năng lực thực chiến cho vũ khí trang bị, có thể gọi là nhất cử lưỡng tiện.
Từ 1999 đến 2017, Nga dùng 4 cuộc chiến tranh cục bộ để cho thế giới thấy tư thế mạnh mẽ cứng rắn của họ, khiến Chechnya, Gruzia, Ukraine tạm thời “đứng hình”, cũng khiến Mỹ, châu Âu, Nhật Bản và các nước đang có vấn đề với Nga không dám manh động.