Quần đảo Izu, Japan:
Quần đảo Izu là một nhóm các hòn đảo bao gồm núi lửa Belt Fuji. Những người sống ở quần đảo này đã được di tản vào năm 1953 và năm 2000 vì lượng khí thải đã vượt quá ngưỡng chấp nhận được. Sau đó 5 năm, những người dân này được phép quay trở lại nơi đây sinh sống, tuy nhiên cư dân của đảo Miyakejima, một hòn đảo nằm trong quần đảo Izu của Nhật Bản, phải luôn luôn đeo mặt nạ phòng độc.
Đảo Saba, Hà Lan:
Hòn đảo Caribê nằm trong chuỗi Lesser Antilles này là một đô thị đặc biệt của Hà Lan. Nếu bạn muốn ghé thăm, nên đi vào mùa đông để tránh các cơn bão lớn. So với bất kỳ nơi nào trên trái đất, hòn đảo này đã từng bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi các cơn bão lớn hơn kể từ năm 1851. Theo kênh Caribbean Hurricane Network, tính đến năm 2010 đã có tổng cộng 64 cơn bão dữ dội đi qua hòn đảo này.
Đảo Gruinad, Scotland:
Hòn đảo thuộc Scotland này có hình bầu dục và chỉ dài khoảng 1,2 dặm. Nhưng đó là một trong những nơi nguy hiểm nhất trên hành tinh. Không ai có thể định cư ở đây bởi nó từng là nơi thử nghiệm chiến tranh sinh học trong Thế chiến II. Hòn đảo này đã bị ô nhiễm đến mức nó được coi là ngoài phạm vi của sự sống trong nửa thế kỷ. Các bào tử bệnh than vẫn còn nằm trong lòng đất.
Đảo Ramree, Burma:
Đảo Ramree là nơi có hàng ngàn con cá sấu nước mặn, là loài bò sát ăn thịt lớn nhất trên thế giới. Mỗi con cá sấu ở đây có cân nặng lên tới vài trăm kg. Ngay cả một con cá sấu nhỏ cũng có thể giết chết một người lớn. Những con cá sấu này không chỉ chết người, chúng hung dữ và tấn công tất cả những người xâm nhập vào môi trường sống tự nhiên của chúng. Thực tế, "hầu hết số người chết người bởi bị cá sấu tấn công" đều diễn ra tại đảo Ramree, theo Sách kỷ lục Thế giới Guinness. Ngoài ra, hòn đảo này còn có nhiều bọ cạp độc và muỗi độc.
Đảo Ilha da Queimada, Brazin:
Ilha da Queimada là một hòn đảo bị cai trị bởi động vật. Nơi đây có hàng ngàn con rắn độc nhất trên thế giới, như Viper vàng Lancehead. Trên đảo, cứ 1m2 có tới 5 con rắn độc. Hải quân Brazil đã cấm tất cả người dân đến đảo này.
Đảo North Sentinel, quần đảo Andaman, Ấn Độ:
Hòn đảo có mật độ rừng rất dầy này là nơi sinh sống của một nhóm người bản xứ được gọi là Sentinelese. Bộ tộc này sống rất biệt lập, không hề tiếp xúc với thế giới bên ngoài. Bất kỳ ai tới gần bãi biển đều bị tấn công. Chính phủ Ấn Độ đã quyết định cấm các tàu thuyền tiếp xúc nơi này để đảm bảo an toàn cho cả hai bên.
Quần đảo Farallon, Mỹ:
Quần đảo Farallon nằm ngoài khơi vịnh San Francisco là nơi trú ẩn động vật hoang dã tự nhiên cho rất nhiều các sinh vật đại dương. Tuy nhiên, vùng biển xung quanh các hòn đảo hoang sơ này đã được chọn làm bãi rác thải phóng xạ hạt nhân của Mỹ trong những năm 1946 và 1970. Người ta ước tính rằng, phóng xạ đã bị rải khắp hòn đảo này trong khoảng thời gian đó. Theo Bộ Khảo sát Địa chất Hoa Kỳ, rất nhiều các thùng chứa chất thải phóng xạ ở mức thấp đã đổ xuống đáy đại dương phía tây San Francisco. Vị trí chính xác của các thùng chất thải này và nguy cơ tiềm ẩn đối với môi trường vẫn còn là một bí ẩn.
Đảo Bikini, Marshall:
Mặc dù là một Di sản Thế giới của UNESCO và thường xuyên có du khách ghé thăm nhưng đảo san hô Bikini là một nơi rất nguy hiểm. Đây là nơi thử nghiệm vũ khí nguyên tử từ năm 1946 đến 1958. Sau khi mức phóng xạ giảm xuống, nhiều cư dân đã trở về đây vào năm 1987. Tuy nhiên, một số loại cua, thực phẩm, cây cối, đất đai nhiễm khiến tỉ lệ dị tật thai nhi ở đây khá cao. Và không ít cư dân bản địa đã rời bỏ nơi này. Du khách được khuyến cáo không nên ăn thực phẩm được nuôi trồng ở địa phương.
Đảo Enewetak:
Nằm ở phía tây đảo Bikini, Enewetak có một mái vòm bê tông đựng rác thải hạt nhân và đất nhiễm phóng xạ. Cư dân ở đây được di tản đi nơi khác bởi hòn đảo này là nơi diễn ra 43 vụ thử hạt nhân từ năm 1948 đến năm 1958. Phần lớn diện tích đảo đều có mức phóng xạ cao, khiến con người không thể sinh sống. Đảo đang được làm sạch và có thể sẽ đạt mức an toàn vào năm 2027.
Quần đảo ở Úc:
Khách du lịch đến hòn đảo này sẽ đối mặt với khá nhiều rủi ro. Đảo có nhiều rắn độc hơn bất kỳ nơi nào khác, cá mập và nhện độc, rắn cũng có. Dù là thiên đường lướt sóng nhưng du khách cũng nên thận trọng khi đặt chân tới vùng đất này.