Dân Việt

NTK Việt vén màn đen hậu trường giới chân dài

Mộc 22/03/2018 11:02 GMT+7
Câu chuyện hậu trường trong mỗi show diễn thời trang luôn là ẩn số thú vị mà người hâm mộ muốn được biết.

Những câu chuyện sau hậu trường của show diễn thời trang được nhìn qua con mắt của một NTK Việt với nhiều tình tiết hấp dẫn. 

"Bạn có là nạn nhân hay không cũng ảnh hưởng tới sự nghiệp"

img

Trong hậu trường cùng một lúc có nhiều hoạt động được diễn ra: thay đồ - chụp hình 

Quấy rối tình dục là chuyện thường xảy ra trong hậu trường các show diễn thời trang. "Thường người mẫu sau casting sẽ phải thực hiện bước thử đồ. Khi đó, họ chỉ mặc một chiếc quần lót. Đây chính là thời cơ để những kẻ xấu có hành vi quấy rối tình dục với người mẫu. Hành vi quấy rối diễn ra trong thời gian rất ngắn và người mẫu yếu thế hơn. Hoặc họ bị nói là không hợp tác hoặc cố tình gây chú ý nên thường họ chọn cách im lặng thay vì tố cáo" - Nhà thiết kế Việt có 5 năm trong nghề (xin được viết tắt tên) N.Q.T nói

Khi được hỏi lý do vì sao những người mẫu không lên tiếng bị quấy rối tình dục, anh nói thêm: "Làng mẫu quá nhỏ, môi trường cạnh tranh khốc liệt, tài năng còn chẳng ăn ai nữa là dính sandal dù bạn có là nạn nhân hay không thì nó cũng ảnh hưởng ít nhiều tới sự nghiệp. Hơn nữa, việc mẫu nữ để ngực trần vốn được coi là một phần của công việc khi họ trình diễn thời trang, ý tôi là không diện bra mà mặc luôn trang phục của NTK.

Hành vi quấy rối tình dục còn diễn ra trong chính buổi trình diễn bởi người mẫu có thể diễn nhiều hơn 1 thiết kế. Thời gian quá ngắn, người mẫu không thể tự thay đồ chỉnh tóc được mà sẽ cần tới sự hỗ trợ. Thời điểm người mẫu bị quấy rối tình dục là đây chứ đâu!".

Khi người mẫu lớn tiếng tranh giành nhau vị trí vedette

Bất kỳ nơi đâu, với sự việc nào khi có tiếng nói qua lại to nhỏ đều được ví như cái "chợ vỡ", trong giới người mẫu cũng vậy. Tưởng rằng, ai đẹp, ai tài hay ai có mối thân quen với NTK thì người đó dễ dàng được giao phó vị trí vedette hơn. Giới mộ điệu chắc hẳn không thể nào quên được sự việc Á hậu Trương Thị May và Thùy Dung cùng tranh giành nhau làm vedette trong show diễn của NTK Lê Thanh Hòa năm 2012. Theo chứng kiến của một khách mời có mặt trong sự kiện thuật lại, cuộc cãi vã sau cánh gà giữa trợ lý của chương trình và Á hậu Trương Thị May sau khi Thùy Dung kết màn. Sau đó, buổi ghi hình phải thực hiện lại lần nữa để Trương Thị May làm người chào sân.

img

Màn tranh ngôi vedette kinh điển trên sàn diễn Việt

Gần đây hơn, trong Tuần lễ thời trang quốc tế Việt Nam 2016, Lê Thúy chính là nhân vật đã "làm mình làm mẩy" tại buổi casting của NTK nước ngoài khi cô không được chọn làm vedette. Bởi lẽ, thời điểm đó, Lê Thúy là một trong những người mẫu được săn đón hàng đầu tại Việt Nam. 

Thể hiện quan điểm về điều này,  NTK N.Q.T nói :"Thực chất NTK ở Việt Nam làm việc rất cảm tính, họ đặt mối quan hệ lên trước, họ tận dụng hình ảnh của người mẫu nổi tiếng trong khi đó NTK nước ngoài, họ đề cao tính thời trang trong BST, họ không quan tâm tới người mẫu đó nổi tiếng hay không, họ quan tâm người mẫu đó có thể hiện tinh thần trang phục của họ. Chính vì thế, Lê Thúy có nổi tiếng hơn các mẫu khác đó nhưng không đạt tiêu chuẩn yêu cầu nên không được chọn."

Không chỉ là người tai nghe mắt thấy, chính anh cũng nhiều lần đứng giữa hòa giải người mẫu tỵ nạnh nhau. Một show diễn phải chuẩn bị rất nhiều thứ, chuyện con gái xung đột thì cũng là chuyện "nữ nhi thường tình" nhưng ảnh hưởng tới tâm lý rất nhiều. Hệ lụy là các người mẫu giận cá chém thớt, đạp lên váy, giấu giày... mà tất cả đều ảnh hưởng tới NTK. "Tôi cho đây là một điều không chuyên nghiệp của giới người mẫu" - anh nhấn mạnh.

Thiếu sự tương tác giữa người mẫu và NTK

img

Người mẫu Hằng Nguyễn bung áo ngực nên cô phải dùng tay giữ

img

Hoa hậu Ngọc Hân hỏng khóa áo trên sàn diễn

Người mẫu và NTK là sự hợp tác đôi bên, người trả tiền thuê và người được thuê, không ai "yếu thế" trong cuộc làm ăn được định giá bằng tiền. Thế nhưng, hoặc là NTK hoặc là người mẫu luôn tự nhận mình ở vị thế cao hơn. Vì vậy mới xảy ra tình trạng, NTK giao đồ cho người mẫu nào thì người đó mặc, không có sự tương tác và trao đổi. Bởi thế, nên mới có những sự cố trên sân khấu như tụt váy, bung cúc áo, hỏng khóa... "NTK đang nghĩ họ là ông chủ thay vì nghĩ với cương vị chỉ là người bỏ tiền thuê mẫu diễn. Tôi đã từng như vậy, nhưng sau này khi trải nghiệm nhiều hơn tự bản thân sẽ phải điều chỉnh để cân bằng mọi thứ" là chia sẻ của một NTK từng có 5 năm làm trong nghề cho hay.

Về phía người mẫu, sự không chuyên nghiệp nằm ở việc, giữa người mẫu và NTK khi hợp tác chỉ nói mồm mà không ký hợp đồng cam kết. Chính điều này như một phần tạo cơ hội cho người mẫu có những hành động bộc phát, ngoài chuyện hậu trường, có thể mẫu bỏ diễn sát giờ hay không chịu mặc trang phục mà NTK giao cho, đòi đổi trang phục...

Rất nhiều những câu chuyện trước đó của làng mẫu Việt nhận được sự quan tâm về điều này. Điển hình nhất, năm 2012, người mẫu Hồng Quế tự ý hủy diễn trước show 1 tiếng đồng hồ, khiến NTK Công Trí và BTC vô cùng tức giận vì hành động làm việc không chuyên nghiệp của chân dài.

Tạm kết

Tưởng rằng người mẫu là nghề cao sang, có thiên hướng nghệ thuật và luôn sống dưới hào quang ánh đèn sân khấu nhưng tất cả đều phải cố gắng. Đôi khi là trả giá và đôi khi cũng có thể là cuộc rong chơi ngắn hạn trước khi họ tìm được "bến đỗ" cuối cùng, chắc chắn và an toàn hơn.

img

Sự cố đứt dây váy của Lan Khuê khi đang trình diễn

Nhức nhối nạn người mẫu bị lạm dụng tình dục

Nhiều người mẫu ít tên tuổi đã bị nhiếp ảnh gia lạm dụng tình dục một cách trắng trợn.