Dân Việt

Những người thầy Nga đầu tiên ở Việt Nam

18/11/2011 07:47 GMT+7
(Dân Việt) - Việt Nam đang hướng đến kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20.11). Ngày 16.11, Đài Tiếng nói nước Nga đã có bài viết về người thầy giáo đầu tiên dạy tiếng Nga ở Việt Nam.

Công việc giảng dạy tiếng Nga tại Việt Nam được bắt đầu cách đây 66 năm. Vào cuối những năm 1930 đầu những năm 1940, trên các tờ báo ở Hà Nội người ta có thể bắt gặp dòng quảng cáo: "Nhận dạy tiếng Nga". Lúc đó ở Hà Nội có hơn một chục người Nga. Nếu nhà khảo cổ học Viktor Golubev - người phát hiện ra Văn hóa Đông Sơn, không bao giờ mở lớp tư dạy tiếng Nga, thì lại cũng có thông tin chắc chắn rằng, người làm việc đó là Lerner - cựu sĩ quan quân đội Sa hoàng.

Tháng 12.1945, khoa Kinh tế chính trị được thành lập tại Đại học Quốc gia Hà Nội, lúc đó công tác giảng dạy được giao cho một người Nga là ông Orest Pletner. Nhà Việt Nam học Anatoly Sokolov viết: Từ tháng 12.1945, ông Orest Pletner bắt đầu dạy tiếng Nga cho sinh viên và các cán bộ chính quyền cách mạng. Trong số những người học có ông Nguyễn Thụy Ứng - người sau này trở thành dịch giả tiếng Nga lừng danh.

Các buổi dạy của thầy Orest Pletner, người không biết tiếng Việt, được thực hiện thông qua tiếng Pháp, là ngoại ngữ mà các sinh viên đương thời của ông cũng nắm vững. Chẳng bao lâu sau khi Pháp quay trở lại chiếm đóng Hà Nội, ông Pletner trở về Nhật Bản tiếp tục hoạt động nghiên cứu và giảng dạy cho đến khi qua đời năm 1970, ở tuổi 77.

Mối quan tâm đến tiếng Nga ở Việt Nam, ngày càng một lớn mạnh. Một bằng chứng cho điều này là hoạt động “Những ngày tiếng Nga”, được tổ chức ở Trung tâm khoa học và văn hóa Nga tại Hà Nội. Với việc mở rộng hợp tác thương mại kinh tế và trao đổi du lịch giữa hai nước, nhu cầu về chuyên viên nắm vững tiếng Nga ở Việt Nam cũng gia tăng.

Theo Ruvr