Dân Việt

Giải mã "kẻ thù số một" của MiG-15 trong Chiến tranh Triều Tiên

Tuấn Anh 27/03/2018 11:32 GMT+7
Chiến tranh Triều Tiên là cuộc chiến đầu tiên các chiến đấu cơ phản lực thể hiện sức mạnh và vai trò của mình trong chiến tranh hiện đại, và đỉnh cao là sự đối đầu giữa hai cái tên F9F của Mỹ và MiG-15 của Liên Xô.

img

Ra đời từ năm 1947, Grumman F9F Panther là chiến đấu cơ phản lực thứ hai của Hải quân Mỹ nhưng lại là dòng máy bay chiến đấu phản lực đầu tiên của lực lượng này được sản xuất với số lượng lớn sau Chiến tranh Thế giới thứ 2. Nguồn ảnh: MATS.

img

Với vai trò và vị thế của mình F9F nhanh chóng được Không quân Hải quân Mỹ sử dụng rộng rãi nhất trong Chiến tranh Triều Tiên, biến bầu trời Triều Tiên thành nơi đầu tiên trên thế giới có những trận không chiến chủ yếu diễn ra bởi phản lực cơ. Nguồn ảnh: Airliners.

img

Tổng cộng đã từng có 1.382 chiếc F9F các phiên bản từng được chế tạo, phục vụ trong Không quân Hải quân Mỹ, Không quân Thủy quân Lục chiến Mỹ và Không quân Hải quân Argentina. Nguồn ảnh: Airliners.

img

Có phi hành đoàn chỉ một người, loại phi cơ phản lực F9F Panther có chiều dài 11,3 mét, sải cánh 11,6 mét và có diện tích mặt cánh 23 mét vuông. Nguồn ảnh: Warhistory.

img

Được trang bị một động cơ phản lực P&W J42-P6 với hai cửa hút gió được đặt ở hai bên trục cánh, phi cơ phản lực F9F của mỹ có khả năng cất cánh với trọng lượng tối đa 7,4 tấn trong khi trọng lượng rỗng của nó vào khoảng 4,2 tấn. Nguồn ảnh: Usnavy.

img

Tốc độ tối đa mà F9F đạt được vào khoảng 925 km/h, kèm theo đó là tầm bay lên tới 2100 km, trần bay tối đa 13,6 km và có tốc độ leo cai khoảng 26,1 mét/giây. Nguồn ảnh: Wiki.

img

Được trang bị vũ khí chính gồm 4 khẩu pháo 20mm, F9F có khả năng hạ gục bất cứ kẻ thù nào trên không chỉ sau một loạt đạn. Mỗi khẩu 20mm của F9F có cơ số đạn dự trữ là 190 viên. Nguồn ảnh: Markham.

img

Ngoài ra chiếc phi cơ này còn có tổng cộng 8 giá treo dưới hai cánh, cho phép nó mang theo được tối đa lên tới 907 kg bom và các loại pháo phản lực (không dẫn đường). Nguồn ảnh: Airliners.

img

Do là phiên bản thiết kế cho Không quân Hải quân, F9F được thiết kế với kiểu cánh gập truyền thống của lực lượng này, cho phép giảm thiểu diện tích sân bãi khi cất giữ chúng trên các tàu sân bay. Nguồn ảnh: JetPhotos.

img

Tiêm kích trên hạm F9F được Không quân Hải quân Mỹ sử dụng tới năm 1958 thì bị loại biên, thay thế cho nó là chiếc F-9 Cougar. Trong khi đó ở biên chế của Argentina, chiếc phi cơ này phục vụ tới tận năm 1969 mới được nghỉ hưu. Nguồn ảnh: Crusader.

img

hi cơ phản lực F9F của Không quân Hải quân Mỹ trên tàu sân bay USS Valley Forge tham chiến ở mặt trận Hàn Quốc. Ảnh chụp năm 1950. Nguồn ảnh: Flickr.

img

Tới ngày nay trên thế giới chỉ còn khoảng một vài chiếc F9F có khả năng bay được. Số còn lại khoảng 20 chiếc dù còn nguyên vẹn nhưng đều nằm trong viện bảo tàng của Mỹ và của Argentina, được cho là không còn khả năng cất cánh. Nguồn ảnh: History.