Ngay sau khi thông tin này được đăng tải trong thông cáo báo chí mà FTC gửi đi vào hôm 26/3, giá trỉ cổ phiếu của Facebook bị sụt giảm đến 5% so với phiên mở cửa.
Cổ phiếu Facebook đã bị ảnh hưởng nặng nề liên tục trong thời gian qua sau bê bối rò rỉ dữ liệu.
FTC đóng vai trò giám sát người tiêu dùng về vấn đề bảo mật, vì vậy không có gì ngạc nhiên khi ủy ban này bắt tay vào điều tra hành vi của Facebook sau vụ bê bối chia sẻ dữ liệu cho Cambridge Analytica. Trong bản phát hành, FTC cho biết họ đã điều tra hành vi để rò rỉ dữ liệu nhưng không công khai của Facebook, tuy nhiên đây là cuộc điều tra “chưa được chính thức hóa”.
Trong tuyên bố của mình, FTC nói: “FTC cam kết và sử dụng tất cả các phương tiện để bảo vệ sự riêng tư của người tiêu dùng. Ưu tiên đầu tiên là hành động cưỡng chế đối với các công ty không thực hiện đúng cam kết về bảo mật của họ hoặc có hành vi không công bằng gây ra thiệt hại đáng kể cho người tiêu dùng vi phạm Đạo luật FTC”.
Cũng theo FTC, các công ty cũng phải tuân theo các điều khoản của FTC liên quan đến bảo mật dữ liệu cá nhân. Vì vậy những vấn đề gần đây với hệ thống bảo mật của Facebook tạo ra mối quan ngại đáng kể. Với trường hợp này, FTC cho rằng Facebook đã lừa dối người tiêu dùng bằng cách nói với họ rằng Facebook có thể giữ thông tin người dùng trên Facebook cá nhân nhưng lại chia sẻ cho những nơi khác, trong trường hợp này là Cambridge Analytica.
Cambridge Analytica là cánh tay đắc lực trong cuộc vận động tranh cử cho ông Donald Trump.
Vụ tai tiếng xung quanh Cambridge Analytica bắt đầu xuất hiện khi một chuyên viên thông tin từ công ty này tiết lộ với The Guardian và New York Times rằng họ đã thu thập dữ liệu Facebook như thế nào để hỗ trợ các hoạt động liên quan đến chính trị. Công ty này được cho là nổi tiếng với chiến dịch truyền thông nhằm cung cấp thông tin ủng hộ Tổng thống Donald Trump trong cuộc bầu cử Mỹ vào năm 2016.
Kể từ khi báo cáo được đưa ra, một loạt những bê bối liên quan đến Cambridge Analytica bắt đầu được phanh phui, bao gồm cuộc họp giữa các nhà quản lý của Cambridge Analytica được một phóng viên kênh Channel 4 của Anh thu thập cho thấy họ đã sử dụng các chương trình hối lộ, dụ dỗ và truyền tin giả mạo để kiểm soát kết quả bầu cử trên toàn thế giới.
Thương hiệu tầm cỡ thế giới này đang có nguy cơ đối mặt với án phạt 2.000 tỷ USD