Tạp chí Lợi ích quốc gia của Mỹ khi phát hành bình chọn 10 không quân lớn nhất thế giới năm 2017 đã đặt nước Mỹ ở vị trí số 1. Điều này mọi người không có gì phải tranh cãi bởi vì bất kể là từ số lượng máy bay chiến đấu hay là chất lượng thì Không quân Mỹ đều chiếm vị trí hàng đầu thế giới. Nhưng ở vị trí số 2, số 3, mọi người tranh cãi không ít. Vốn dĩ danh sách này xếp Không quân Nga ở vị trí thứ 2 còn Không quân Trung Quốc ở vị trí thứ 3 khiến một số người không bằng lòng. Vậy Không quân Trung Quốc đã thành nước trang bị máy bay chiến đấu thế hệ 5 chỉ đứng sau Mỹ, vì sao vị trí trong danh sách vẫn đứng sau Nga là nước vẫn còn chưa nghiên cứu chế tạo thành công máy bay chiến đấu thế hệ 5?
Máy bay Tu-160.
Khách quan mà nói, truyền thông Mỹ đối với sự sắp xếp này cũng tương đối hợp lý. Tuy Trung Quốc đã nghiên cứu và trang bị thành công máy bay chiến đấu thế hệ 5 nhưng thực lực chỉnh thể so với Nga vẫn còn thua kém không ít. Tóm lại là vấn đề xem xét là thực lực tổng hợp toàn bộ của không quân chứ không thể chỉ dựa vào một chiếc máy bay mà có thể thay đổi trình độ của cả chỉnh thể. Đối với điểm này, chúng ta thông qua việc phải mua máy bay Su-35, động cơ máy bay có thể thấy được giữa Nga Trung vẫn đang tồn tại những khoảng cách. Đương nhiên điều quan trọng nhất là còn có 3 loại máy bay cực kỳ cần thiết mà Trung Quốc không có là Tu-160, Tu-95 và Tu-22M. Trong ba máy bay ném bom chiến lược này, tiên tiến nhất là chiếc Tu-160 mà Nga vừa tái khởi động lại việc sản xuất.
Theo tin tức truyền thông hồi tháng 1.2018, một chiếc máy bay Tu-160 phiên hiệu 0804 đã lần đầu tiên bay thử. Đây là lần đầu tiên Nga tái sản xuất loại máy bay này kể từ khi đình chỉ sản xuất năm 1994. Nói về lịch sử loại máy bay này, chúng ta có thể dùng từ thăng trầm để mô tả. Thập niên 1960 nó được đề xuất chế tạo. Lúc đó Không quân Nga hy vọng có một chiếc máy bay ném bom đa năng liên lục địa. Sau quá trình nghiên cứu thiết kế mười mấy năm, đến cuối năm 1981 nguyên mẫu đầu tiên bay thử nhưng cho đến khi việc sản xuất bị đình chỉ, loại máy bay này cũng chỉ được sản xuất có 25 chiếc. Mặc dù số lượng ít nhưng không có nghĩa là chất lượng kém, từ những chiếc máy bay đang tồn tại có thể thấy đây vẫn là một chiếc máy bay ném bom chiến lược cực kỳ tiên tiến.
Động cơ NK-321.
Để đảm bảo đối phó ưu thế tuyệt đối của Mỹ, Tu-160 trang bị 4 động cơ phản lực NK-321. 4 động cơ này không chỉ tăng sức đẩy khiến phạm vi hoạt động của máy bay vươn xa ra mà lượng bom nó mang được cũng được tăng lên đáng kinh ngạc. Theo số liệu hiện có, nếu máy bay này mang 22 tấn bom thì cự ly hoạt động của nó ít nhất là 12300 km. Nếu ở cự ly 16000 km thì nó vẫn có thể mang 9 tấn bom đạn. Như vậy so với máy bay ném bom H-6K của Trung Quốc thì Tu-160 mạnh hơn nhiều. Rút cục bất kể là về hành trinh hay là lượng bom đạn mang được thì máy bay ném bom chủ lực của Trung Quốc đều kém hơn của Nga nhiều.
Máy bay Tu-95.
Hiện nay Nga tái sản xuất loại máy bay này, ý nghĩa rất rõ ràng. Những năm gần đây, Mỹ cùng với các đồng minh NATO ra sức áp chế Nga trên nhiều vũ đài, nơi nơi khiêu khích Nga khiến Nga không thể nhẫn nhịn. Ngoài ra việc Nga đã bỏ nhiều tiền bạc công sức nghiên cứu máy bay chiến đấu thế hệ 5 T-50 nhưng vì một số nguyên nhân mà vẫn chưa thể chính thức trang bị, thậm chí đã đi sau cả Trung Quốc, việc đó cũng khiến Nga cảm thấy áp lực và nguy cơ. Trong tình huống đó Nga cần tái sản xuất máy bay ném bom chiến lược đồng thời mở rộng địa vị của mình trong lĩnh vực uy hiếp chiến lược, khiến Mỹ không thể và cũng không dám uy hiếp đến lợi ích cốt lõi của Nga. Không nên nhìn việc Trung Quốc đã trang bị máy bay chiến đấu thế hệ 5, máy bay chiến đấu thế hệ 5 không có nghĩa là tất cả, không có nghĩa là thực lực chỉnh thể đã lớn mạnh. Xem ra chúng ta muốn thành không quân số 2 thế giới còn cần nỗ lực nhiều mới được.