Trao đổi với PV, Lương y Vũ Quốc Trung cho biết, bào ngư có vỏ cứng, mặt ngoài nhám màu nâu sẫm, mặt trong có lớp xà cừ long lanh, quanh mép có từ 7 - 13 lỗ nhỏ để thở.
Theo đông y, vỏ bào ngư có tên là “thạch quyết minh” có chứa canxi carbonat, cholin chondriotin, một ít magiê, sắt, silic, phosphat và clorua, kẽm có vị mặn, tính hàn có tác dụng chữa chứng đau đầu, chóng mặt do can hỏa vượng, đau mắt, đỏ mắt.
“Vỏ bào ngư không những không độc hại mà còn có lợi. Khi sử dụng, người bệnh nên hỏi thầy thuốc về lượng dùng, cách dùng, đừng dùng tùy tiện”, lương y Vũ Quốc Trung nói.
Ảnh minh họa
Bài thuốc chữa đau mắt đỏ: Vỏ bào ngư, cỏ tháp bút, gừng, táo tàu (3 – 5 quả).
Cách làm: Vỏ bào ngư rửa sạch, cỏ tháp bút sơ chế sạch. Hai loại lấy một lượng bằng nhau rồi sao khô, tán bột mịn. Khi dùng pha khoảng 10 – 12g với nước có thêm vài lát gừng và táo tàu giã nhuyễn. Nên sử dụng 2 lần/ ngày.
Chữa quáng gà (thong manh): Vỏ bào ngư, sơn dược: mỗi thứ 16g; Bạch thược, kỉ tử, trạch tả, thục địa, đơn bì: 12g
Cách làm: Các nguyên liệu đem phơi khô, tán bột mịn, trộn với mật và nặn thành viên để uống. Mỗi ngày nên dùng khoảng 20g, uống 2 lần/ngày.
Chữa đục thủy tinh thể: Vỏ bào ngư 30g, thuyền thoái 15g, xác rắn 15g, huyền hồ phấn 10g, đại hoàng 15g. Tất cả sắc uống với 400ml nước còn 100ml, uống làm 2 lần trong ngày.
Mắt sưng, đỏ, đau và nhìn lóa thì dùng bài thuốc thạch quyết minh, cúc hoa, quyết minh tử.
Đặc biệt, vỏ bào ngư chữa đái rắt, đái buốt, đau dạ dày, di tinh, đái buốt, đái rắt hiệu quả.
Do đó, khi ăn bào ngư thì đừng vứt vỏ. Hãy bào chế theo hướng dẫn của chuyên gia như sau: Lấy bào ngư rửa sạch phơi khô, mài, cạo hay đẽo hết vỏ ngoài, rửa sạch phơi khô nung tồn tính, nóng quá thành vôi, mất tác dụng nên làm như sau: Rửa sạch, tẩm nước giấm loãng (5%), xóc mạnh, rửa lại.
Xếp 3 - 4 con một, lấy đất nắm lại, nung cho đỏ đất ngoài, ốc còn màu xanh xám nhạt là được, tán bột mịn sắc uống.
Gần như mọi người đều bỏ đi bộ phận này khi ăn sò lông, sò huyết, sò điệp. Nhưng khi biết tác dụng của nó chắc...