Ở bài viết này chúng tôi chỉ xin giới thiệu một vài loại đơn giản và thông dụng nhằm mục đích giúp cho các “đấng mày râu” có thêm một vũ khí đủ khả năng để phòng và chống các trục trặc không muốn có trong đời sống tình dục như bất lực, xuất tinh sớm, di tinh, giảm sút ham muốn sinh hoạt vợ chồng... khiến cho các quý ông có thể dễ dàng thăng hoa trong chuyện “chăn gối”.
Nhung hươu tửu
Thành phần: Nhung hươu 30g, kỷ tử 30g, rượu trắng 1000 ml.
Cách chế: Nhung hươu thái vụn đem ngâm với rượu trong bình kín, sau chừng 7 - 10 ngày là có thể dùng được.
Công dụng: Tráng dương tư âm, dùng cho những người mắc chứng bất lực, khó thụ thai do chất lượng và số lượng tinh trùng suy giảm, giảm sút ham muốn và khoái cảm tình dục.
Cách dùng: Uống mỗi ngày 2 lần, mỗi lần từ 10 - 20 ml.
Theo quan niệm của y học cổ truyền, phần lớn các rối loạn sinh lý nêu trên đều thuộc thể loại dương hư biểu hiện bằng các triệu chứng như mệt mỏi, sắc mặt nhợt nhạt, dễ đổ mồ hôi, tay chân lạnh, sợ lạnh, tinh dịch lạnh lẽo, lưng đau gối mỏi, hay vã mồ hôi lạnh khi sinh hoạt tình dục... Nhung hươu vị ngọt mặn, tính ấm nóng, có công năng đại bổ nguyên dương, sinh tinh cường cân nên có đủ khả năng giải quyết các chứng trạng này. Kỷ tử vị ngọt, tính mát, có công dụng dưỡng âm nhuận táo, bổ can ích thận, dùng phối hợp nhằm mục đích tăng cường công năng bổ dưỡng và điều hòa bớt tính nhiệt táo của nhung hươu, khiến cho loại rượu này vừa bổ dương lại vừa dưỡng âm, có thể sử dụng rộng rãi cho mọi đối tượng.
Tiên mao tửu
Thành phần: Tiên mao 100g, rượu trắng 2000 ml.
Cách chế: Tiên mao thái vụn, đựng vào túi vải rồi đem ngâm rượu, sau 10 ngày có thể dùng được. Nếu chế tiên mao theo cách cửu chưng cửu sái (chín lần đồ và phơi) thì tốt nhất.
Công dụng: Ôn bổ tỳ thận, cường gân cốt, trừ hàn thấp, dùng cho người bị liệt dương, tinh lạnh, tiểu đêm nhiều lần, lưng đau, gối mỏi, suy giảm khả năng tình dục.
Cách dùng: Uống mỗi ngày 2 lần, mỗi lần từ 10 - 20 ml.
Đây là loại bổ dương dược tửu được ghi trong y thư cổ Bản thảo cương mục. Theo dược học cổ truyền, tiên mao vị cay hơi đắng, tính ấm, có công dụng ôn thận dương, cường gân cốt, chuyên dùng để trị chứng dương nuy tinh lãnh (liệt dương, tinh dịch lạnh lẽo). Ví như, sách Bản thảo cương mục viết: “Tiên mao, tính nhiệt. Bổ tam tiêu, mệnh môn chi dược dã. Trị dương nhược tinh hàn” (tiên mao tính lạnh là thuốc bổ tam tiêu và mệnh môn, trị liệt dương tinh lạnh); sách Bản thảo cầu chân viết: “Tiên mao, cứ thư giai tải công chuyên bổ hỏa, trợ dương noãn tinh, phàm hạ nguyên hư lãnh, dương suy tinh lãnh phục chi hữu hiệu” (tiên mao theo sách vở thì chuyên dùng bổ hỏa, trợ dương, làm ấm tinh; phàm các chứng hư lạnh phần dưới, liệt dương tinh lạnh uống đều có hiệu quả). Bởi vậy, Tiên mao tửu là một loại rượu thuốc rất đơn giản nhưng hiệu quả trợ dương lại rất đáng kể.
Dâm dương hoắc nhục dung tửu
Thành phần: Dâm dương hoắc 100g, nhục dung 50 g, rượu trắng 1000 ml.
Cách chế: Hai thứ thái vụn rồi đem ngâm với rượu, sau chừng 7 - 10 ngày là có thể dùng được.
Công dụng: Bổ thận tráng dương, cường gân kiện cốt, khu phong trừ thấp, dùng cho người bị suy giảm khả năng tình dục, di tinh, liệt dương, muộn con, đau lưng, viêm khớp...
Cách dùng: Uống mỗi ngày 2 lần, mỗi lần từ 15 - 20 ml.
Dâm dương hoắc nhục dung tửu.
Kinh nghiệm dùng rượu dâm dương hoắc hay còn gọi là rượu tiên linh tỳ để bổ dương cường tinh đã được lưu truyền từ lâu trong dân gian. Loại rượu này cũng đã được ghi trong y thư cổ Thọ thế bảo nguyên và Nhật hoa tử bản thảo. Theo dược học cổ truyền, cả hai vị dâm dương hoắc và nhục dung đều có tác dụng bổ thận tráng dương. Kết quả nghiên cứu hiện đại cho thấy, ngoài công năng cải thiện hệ thống miễn dịch, có lợi cho tim mạch và chống lão hóa, cả hai vị này đều có khả năng thúc đẩy quá trình sinh trưởng phát dục và nâng cao năng lực hoạt động của tuyến sinh dục. Loại rượu này có mùi vị thơm ngon, màu sắc hấp dẫn, công hiệu rõ ràng nên được nhiều người ưa dùng.
Anh hùng tửu
Thành phần: Sơn thù 15g, cẩu tích 15g, đương quy 15g, kỷ tử 15g, thỏ ty tử 15g, nhân sâm 15g, mạch môn 30g, tắc kè 1 đôi, rượu trắng 2000 ml.
Cách chế: Các vị thuốc thái vụn ngâm với rượu trong bình kín, sau 3 tuần là có thể dùng được.
Công dụng: Bổ thận tráng dương, ích khí dưỡng huyết. Cách dùng: Uống mỗi ngày 3 lần, mỗi lần một chén nhỏ.
Đây là loại rượu thuốc bổ dương cường tinh được lưu truyền lâu đời trong dân gian. Trong đó nhân sâm đại bổ nguyên khí; đương quy và kỷ tử bổ huyết; mạch môn bổ âm; sơn thù, cẩu tích, thỏ ty tử và tắc kè bổ thận dương. Tám vị phối hợp cân đối với nhau vừa bổ khí huyết vừa bổ âm dương, đặc biệt là thận dương nên công năng trợ dương cường tinh là rất tốt. Theo dân gian, Anh hùng tửu có tác dụng trị 9 chứng xấu của “cánh mày râu”, đó là: Dương đạo suy yếu, yếu đuối không phấn chấn được, phấn chấn được mà không đủ, đủ mà không thực, thực mà không cứng, cứng mà không tuân theo, tuân theo mà không được lâu, lâu mà không có tinh, có tinh mà không có con.
Tắc kè nhung hươu tửu
Thành phần: Tắc kè 50g, nhung hươu 10g, nhục quế 20g, nhục dung 20g, tiên mao 20g, phụ tử chế 20g, đỗ trọng 20g, cẩu tích 20g, kỷ tử 20g, tỏa dương 20g, đẳng sâm 20g, đại táo 20g, đương quy 20g, thục địa 20g, sinh địa 20g, hoài sơn 20g, tục đoạn 20g, ngưu tất 20g, rượu trắng 2000 ml. Các vị thuốc sấy khô, tán vụn, đựng trong túi vải rồi ngâm với rượu trắng, sau 20 ngày thì dùng được, uống mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 10 - 20 ml.
Công dụng: Bổ thận tráng dương, bổ khí dưỡng huyết, tráng gân cường cốt, bình suyễn nạp khí, thường được dùng để bồi bổ cơ thể và chữa các chứng đau lưng do hư xương sụn cột sống, thoái hóa khớp gối, di tinh, liệt dương, suy giảm ham muốn tình dục, hen phế quản thể thận hư giai đoạn ổn định...
Tắc kè ngọc cẩu tửu
Thành phần: Tắc kè 50g, tinh hoàn chó 1 đôi (nếu là của chó vàng thì tốt nhất), ba kích 30g, nhục dung 30g, kỷ tử 30g, sơn thù 120g, trầm hương 4g, mật ong 100g, rượu trắng 250g. Các vị thuốc sấy khô, tán vụn; tinh hoàn chó nghiền nhỏ, tất cả đem ngâm với rượu trắng, sau 21 ngày thì dùng được, uống mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 10ml.
Công dụng: Bổ thận tráng dương, được dùng để bồi bổ sức khỏe và chữa các chứng tay chân buốt lạnh, lưng đau gối mỏi, di tinh, liệt dương, suy giảm ham muốn tình dục…
Kết quả nghiên cứu dược lý hiện đại cho thấy, trong tắc kè rất giàu chất đạm, chất béo và đặc biệt chứa nhiều nguyên tố vi lượng như kẽm, sắt, canxi, magie... Điều cần lưu ý là, hàm lượng kẽm và sắt ở đuôi tắc kè cao hơn nhiều lần so với ở thân, riêng kẽm cao gấp 42 lần. Mặt khác, hàm lượng các acid amin ở đuôi cũng rất phong phú, gần ngang so với tổng lượng acid amin ở phần thân. Bởi vậy, trong khi bào chế và sử dụng cần chú ý giữ nguyên vẹn phần đuôi của tắc kè. Các loại rượu tắc kè nói trên nhìn chung đều có tính ôn ấm để trợ dương và bổ khí, cho nên những người tăng huyết áp hoặc đang mắc các bệnh ngoại cảm phát sốt thì không nên sử dụng.
Minh Mạng tửu
Thành phần: Nhân sâm 60g, tục đoạn 24g, bạch linh 36g, kỷ tử 24g, phòng phong 36g, đại hồi 24g, bạch mật 36g, nhục quế 12g, tần giao 24g, đào nhân 60g, đương quy 36g, đại táo 36g, xuyên khung 36g, độc hoạt 24g, bạch thược 36g, mộc qua 24g, thục địa 60g, thương truật 24g, đỗ trọng 24g, cam thảo 24g, khương hoạt 24g, quy bản 24g, trần bì 24g. Ngâm tất cả với 3 lít rượu ngon và 500g đường cát trắng. Sau 3 ngày cho thêm 1,5 lít nước sôi, ngâm thêm 7 ngày nữa thì dùng được. Mỗi ngày uống 1 - 2 lần, mỗi lần 30 ml (một chén nhỏ) vào trước bữa ăn hoặc trước khi đi ngủ tối.
Minh mạng thang ngâm rượu tốt cho quý ông.
Loại rượu này cũng có công dụng bồi bổ sinh lý và kéo dài tuổi thọ nhưng vì thiên về bổ dương nên chỉ dùng cho những người có hội chứng dương hư biểu hiện bằng các triệu chứng chủ yếu như thể trạng béo trệ hoặc yếu ớt, dễ bị cảm lạnh, hay sợ lạnh, tay chân lạnh, sắc mặt trắng bệch, mệt mỏi như mất sức, ban ngày dễ vã mồ hôi, miệng nhạt không thích uống nước lạnh, tiểu tiện trong dài, đại tiện lỏng loãng, nam giới thì di tinh, tinh dịch lạnh và loãng, có thể bị liệt dương, xuất tinh sớm, suy giảm ham muốn tình dục… Những người có chứng âm hư không nên dùng loại rượu này. Đây vốn là phương thuốc do các quan ngự y của Thái y viện triều Nguyễn (1802 - 1945) lập ra để dùng cho vua Minh Mạng (1820 - 1840). Sau này được lưu truyền trong dân gian với tên gọi là “Minh Mạng thang”. Vì có công hiệu bổ thận rất cao nên được ca tụng là thứ rượu uống vào có thể “nhất dạ ngũ giao sinh ngũ tử”.
Ăn gì để tăng phong độ đàn ông?