Thuê bao di động phải bổ sung ảnh cá nhân trước 24/4
Mới đây, các nhà mạng đồng loạt gửi tin nhắn đến người dùng, yêu cầu bổ sung thông tin cá nhân, bao gồm ảnh chân dung.
Vinaphone gửi tin nhắn yêu cầu “Để đảm bảo thuê bao tiếp tục hoạt động sau ngày 24/4/2018 theo quy định, kính mời quý khách mang chứng minh thư nhân dân hoặc thẻ căn cước hoặc hộ chiếu đến cửa hàng của vinaphone để xác nhận, bổ sung thông tin”.
60 ngày sau khi nhận được tin nhắn đầu tiên giục nộp ảnh chân dung, nếu thuê bao không cập nhật thông tin thì số thuê bao có thể bị bán cho người khác.
Trường hợp cá nhân, tổ chức không thực hiện theo yêu cầu, tạm dừng cung cấp dịch vụ viễn thông một chiều sau 15 ngày kể từ ngày đầu tiên gửi thông báo đồng thời thông báo thuê bao sẽ bị tạm dừng cung cấp dịch vụ viễn thông hai chiều sau 15 ngày tiếp theo nếu không thực hiện.
Nhà mạng sẽ tạm dừng cung cấp dịch vụ viễn thông hai chiều sau 15 ngày kể từ ngày tạm dừng cung cấp dịch vụ viễn thông một chiều đồng thời thông báo thuê bao sẽ được thanh lý hợp đồng, chấm dứt cung cấp dịch vụ viễn thông sau 30 ngày tiếp theo nếu không thực hiện.
Đối với các số thuê bao đã bị chấm dứt hợp đồng cung cấp dịch vụ viễn thông, nhà mạng có quyền cung cấp cho các cá nhân, tổ chức khác có nhu cầu. Như vậy 60 ngày sau khi nhận được tin nhắn đầu tiên giục nộp ảnh chân dung, nếu thuê bao không cập nhật thông tin thì số thuê bao có thể bị bán cho người khác.
Cả họ bí thư huyện làm quan "đúng quy trình
Ông Đậu Minh Ngọc (SN 1960; quê thôn Thanh Bình, xã Quảng Xuân, huyện Quảng Trạch) từng giữ chức vụ chủ tịch UBND huyện Quảng Trạch liên tiếp trong 2 nhiệm kỳ trong 10 năm. Sau đó, ông giữ chức bí thư huyện ủy nhiệm kỳ 2015-2020.
Trụ sở Huyện ủy Quảng Trạch Ảnh: Minh Tuấn
Nắm quyền lãnh đạo suốt thời gian dài, có dư luận cho rằng ông Ngọc đưa nhiều người họ hàng, thân quen vào làm việc tại các phòng ban, đơn vị quan trọng trong bộ máy huyện nhà.
Ông Đậu Minh Ngọc thừa nhận có nhiều người thân, con cháu giữ các chức vụ nêu trên nhưng chủ yếu là bà con "sơ sơ" và đa phần cùng làng chứ không phải thân thích. Ông Ngọc cũng phủ nhận việc mình nâng đỡ hay "can thiệp" trong vấn đề tuyển dụng, bổ nhiệm người nhà, thân quen.
Ông Trương Ngọc Linh, Trưởng Ban Tổ chức Huyện ủy huyện Quảng Trạch, cũng xác nhận các mối quan hệ nêu trên. "Họ đều có năng lực và phẩm chất tốt, đều nằm trong quy hoạch mới tiếp nhận và bổ nhiệm được. Không có trường hợp nào làm sai nguyên tắc vì quy trình hoàn toàn đúng" - ông Linh khẳng định.
Nguyên nhân mẹ cô giáo bắt học sinh uống nước giặt giẻ lau "giằng co" kết quả xét nghiệm
Ông Lê Văn Cường - Phó Chủ tịch UBND huyện An Dương cho biết, trong quá trình đi khám sức khỏe cho cháu P.A (học sinh lớp 3A5, trường Tiểu học An Đồng, An Dương, Hải Phòng (cháu bé bị cô giáo Nguyễn Thị Minh Hương phạt bắt uống nước vắt từ giẻ lau bảng), gia đình cháu P.A và mẹ cô giáo Minh Hương đã xảy ra mâu thuẫn, gia đình đưa cháu P.A về nhà, không tiếp tục khám nữa.
“Sau khi nghe bản tường trình và nghe nhân chứng (cán bộ của huyện đi khám cùng cháu bé), tôi được biết, mẹ của cô giáo phạt học sinh uống nước giẻ lau bảng “giằng co” kết quả xét nghiệm vì quá nóng vội, nóng lòng, sốt ruột về tình hình sức khỏe của cháu P.A”, ông Cường nói.
Cháu P.A đã bị cô giáo chủ nhiệm yêu cầu uống cốc nước được vắt từ giẻ lau bảng.
Theo ông Cường, lãnh đạo huyện đã phê bình mẹ của cô giáo bắt học sinh uống giặt giẻ lau bảng là bà Tạ Thị Ng. Trong sự việc này, lẽ ra bà Ng nên để cho bác sĩ chuyên môn khám xong rồi bác sĩ chính kết luận cụ thể tình hình sức khỏe. Huyện cũng đề nghị Phòng giáo dục yêu cầu gia đình bà Ng. phải bình tĩnh và xuống tận nhà trao đổi với gia đình bé P.A để đưa bé đi khám rồi bồi thường cho thỏa đáng.
Trước thông tin ông nội cháu P.A. cho biết, cháu P.A. cũng có diễn biến tâm lý không bình thường, ông Lê Văn Cường khẳng định: “Tôi đã trực tiếp bế cháu vào lòng, tôi thấy tinh thần bé hoàn toàn bình thường, không có gì bất ổn”.
Hé lộ nguyên nhân tàu cao tốc chở 42 hành khách bị chìm ở TP.HCM
Tối 8.4, lực lượng chức năng đã trục vớt thành công tàu cao tốc hãng Greenlines DP chở 42 hành khách bị chìm ở khu vực bến Tắc Suất (huyện Cần Giờ, TP.HCM).
Theo đại diện chủ đầu tư tàu cao tốc, nguyên nhân ban đầu dẫn đến sự cố là do hộp số của máy tàu, ngoài ra không loại trừ khả năng tàu đụng phải vật thể dưới nước khi đang di chuyển.
Nước tràn vào khiến tàu bị nghiêng một bên.
Trước đó, vào khoảng 8h ngày 8.4, tàu cao tốc Greenlines DP (loại C3, chứa 50 chỗ ngồi) xuất bến từ Vũng Tàu chở 42 hành khách đi Cần Giờ rồi đến bến Bạch Đằng (quận 1, TP.HCM). Phương tiện này khi lưu thông cách bến Tắc Suất (huyện Cần Giờ) khoảng 300m thì lái tàu phát hiện tàu bị sự cố, nước tràn vào khiến tàu bị nghiêng một bên.
Khi gần tới bến, tàu đâm vào cầu cảng. 42 hành khách sau đó tháo chạy lên mũi tàu và nhảy vào cầu cảng an toàn trước khi tàu bị chìm.
Ông Trần Song Hải, Giám đốc công ty TNHH Công nghệ Xanh DP đơn vị đầu tư và vận hàn tàu cho biết, trước khi tàu cao tốc di chuyển đi đón khách đã được đơn vị kiểm tra an toàn rất kỹ. “Chúng tôi kiểm tra hộp số, thân tàu, máy…và đều đạt điểm an toàn nên tàu mới lưu thông đi đón khách”, ông Hải chia sẻ.
Thừa nhận có nhiều người thân giữ các chức vụ ở địa phương nhưng ông Ngọc phủ nhận "can thiệp" trong tuyển...