Gần đây, nhiều người chia sẻ thông tin “ăn quả sung” sẽ sung mãn mỗi khi lâm trận. Tuy nhiên, trao đổi với PV, lương y Vũ Quốc Trung, Hội Đông Y Hà Nội cho biết, chưa có cơ sở khoa học nào chứng minh quả sung tốt cho “chuyện ấy”.
“Theo đông y, quả sung có tính bình, vị ngọt, chát, có công hiệu tiện tỳ, thanh tràng, tăng cường tiêu hóa, sạch ruột, có thể sử dụng chữa viêm ruột, kiết lị, tiêu chảy,... không có công dụng tăng cường sinh lực”, lương y Vũ Quốc Trung nói.
Theo đông y, quả sung có tính bình, vị ngọt, chát, không có công dụng tăng cường sinh lực.
Khi bị đại tiện táo bón có thể dùng quả sung còn xanh (tươi hoặc khô đều được) 10 quả, lòng lợn 1 đoạn, nấu canh ăn trong bữa cơm. Có thể ăn liên tục đến khi khỏi bệnh.
Trong quả sung còn chứa chất pectin là một chất xơ hòa tan có trong sung giúp kích thích nhu động ruột khỏe mạnh. Sung có thể có tác dụng nhuận tràng.
Khi bị tiêu chảy có thể ăn quả sung vì nhựa quả sung có tác dụng cầm tiêu chảy rất hiệu quả.
Bài thuốc chữa bệnh rất hay từ quả sung: quả sung xanh 20g; vỏ quả lựu 5g; vỏ dộp ổi 5g; quả hồng xiêm xanh 5g.
Những người tiêu hóa kém có thể dùng bài thuốc gồm: quả sung xanh rửa sạch, sấy khô, cùng các vị thuốc tán bột nhỏ mịn. Người bệnh ngày uống 3 lần, mỗi lần 10g bột thuốc với nước sôi để nguội, trước bữa ăn. Trẻ em dưới 10 tuổi uống bằng 1/2 liều người lớn.
Lương y Vũ Quốc Trung cũng khuyến cáo, người dân không nên ăn quả sung còn cứng hoặc quả bị bầm, dập. Tuy nhiên, những quả hơi bị xước vẫn có thể ăn được vì nó không ảnh hưởng đến mùi vị hay chất lượng của quả.
Đặc biệt, không nên ăn quả sung có nổi nấm mốc hoặc quả có mùi chua, thối. Quả sung chín có thể có màu xanh lam, nâu, vàng hoặc tím đậm. Nên ăn quả sung càng tươi càng tốt.
Các nhà nghiên cứu thuộc Trường y tế công cộng Johns Hopkins Bloomberg mới đây đã công bố kết quả nghiên cứu về việc...