Ngay từ khi phát triển, một trong những mục tiêu của Tadashi Yanai là đưa thương hiệu Uniqlo ra toàn cầu. Thực tế, tên Uniqlo được sinh ra từ một nhầm lẫn. Vào những năm 1980, công ty đã từng sử dụng tên Unique Clothing Warehouse. Phiên bản rút ngắn được đánh vần là "Uniclo". Khi công ty đăng ký tại Hồng Kông, tên đã bị sai chính tả - C bị thay thế bằng chữ Q. Trong một tập phim tư liệu, Yanai nói rằng ông thấy "hài lòng" và may mắn với sai lầm này.
Người đàn ông giàu nhất Nhật Bản, Tadashi Yanai
Trong chuyến đi đến Mỹ thăm chuỗi cửa hàng quần áo GAP, Yanai nảy ra ý tưởng xây dựng Uniqlo như một công ty bán lẻ tích hợp theo chiều dọc ở Nhật Bản. Điều này có nghĩa là công ty tự thực hiện thiết kế và sản xuất sản phẩm của mình thay vì thuê ngoài tất cả các dịch vụ. Điểm mấu chốt này sẽ giúp giảm chi phí hàng hoá và tăng lợi nhuận.
Thương hiệu có mặt ở khắp nơi trên thế giới
Những năm 2000, Uniqlo gặp thất bại ở thị trường Anh khi doanh số bán hàng quá kém khiến 18 cửa hàng bị đóng cửa vào năm 2004. Chưa dừng lại, Fast Retailing - công ty mẹ của thương hiệu Uniqlo có giai đoạn mất 1,4 tỷ USD trên thị trường chứng khoán chỉ trong một ngày. Giá cổ phiếu có lúc giảm đến 6,7% đầu năm 2017, theo báo cáo của Independent.
Trụ sở của công ty tại Tokyo, nơi làm việc của hơn 1.000 nhân viên
Tuy nhiên, Yanai luôn kiên định với tầm nhìn phát triển, coi Uniqlo là một công ty công nghệ chứ không phải một xu hướng thời trang. Phát triển sản phẩm là một khía cạnh quan trọng trong kinh doanh của Uniqlo. Nếu Zara vận hành theo triết lý “thời trang nhanh” thì Uniqlo tập trung nhiều hơn vào đổi mới chất liệu vải. Heattech, là một loại vải ấm mùa đông hay vải “cashmer” giá rẻ nhưng chất lượng tốt đều được tạo ra bởi Uniqlo. Trong thử nghiệm so sánh của Daily Mail đối với các loại áo len cashmere từ các thương hiệu bán lẻ khác nhau, Uniqlo luôn xuất hiện ở vị trí hàng đầu.
Từng thất bại ở thị trường Anh và Mỹ nhưng Yanai vẫn tự tin về khả năng đánh bại Zara
Mặc dù Uniqlo không tập trung vào tạo ra xu hướng nhưng nó cũng linh hoạt hợp tác với những cái tên lớn trong ngành thời trang như Jil Sander, J.W. Anderson, Alexander Plokhov, Jun Takahashi.
Bên cạnh đó, ông luôn theo đuổi tham vọng vượt qua Inditex, tập đoàn sở hữu Zara, đối thủ cạnh tranh trực tiếp với Uniqlo. Theo Bloomberg, năm 2016, Inditext kiếm được 25 tỷ USD, và Yanai nhanh chóng đặt mục tiêu tăng 70% doanh thu Uniqlo vào năm 2021.
Tham vọng toàn cầu hóa của Uniqlo là có cơ sở
Không dừng lại, Yanai đang hình thành Fast Retailing trở thành một công ty vì lợi ích cộng đồng. Năm 2011, Nhật Bản đã trải qua trận động đất lớn nhất từng được ghi lại trong lịch sử. Trận động đất 9,0 độ richter gây ra sóng thần và hoả hoạn ở vùng đông bắc Nhật Bản. Thiệt hại lên tới hàng tỷ đô la và Yanai đã hào phóng tặng 1 tỷ yên cho các nạn nhân.
Sự kiên trì giúp Yanai ngày một thành công
Ở tuổi 68, người đàn ông này vẫn chưa từ bỏ việc công việc trong ngành bán lẻ vì chờ đợi một người kế nhiệm xứng đáng và phần nào sánh được với sự kiên trì như ông để thành công. Ngay cả người con trai của Yanai cũng chỉ giữ vai trò cổ đông trong tương lai mà sẽ không được bổ nhiệm làm CEO hoặc chủ tịch của Fast Retailing.
Ông cũng là một trong những nhà sáng lập của hãng công nghệ Sun Microsystems