Theo đó, trong thời kỳ leo thang đánh phá miền Bắc Việt Nam, Lầu Năm Góc từng có kế hoạch sử dụng không quân ném bom đánh phá hệ thống đê điều, đập thủy lợi của ta nhầm tạo ra "thiên ta" phá hoại mùa màng cũng như đời sống của nhân dân miền bắc. Nguồn ảnh: Zcom.
Trong Chiến tranh Việt Nam, bên cạnh việc đánh phá các cơ sở công nghiệp, các tuyến đường giao thông trọng điểm như đường ray xe lửa, đường quốc lộ, cầu,... phía Mỹ cũng tính đến việc đánh vào hệ thống sản xuất nông nghiệp ở miền Bắc bằng việc ném bom hệ thống đê điều kết hợp với chiến tranh thời tiết. Nguồn ảnh: Encyc.
Ném bom hệ thống đê điều kết hợp với chiến tranh thời tiết, gây mưa lớn vào mùa khô sẽ khiến cho việc canh tác nông nghiệp ở miền Bắc Việt Nam trở nên cực kỳ khó khăn, mất mùa triền miên và ảnh hưởng cực kỳ lớn tới nền kinh tế nước ta cũng như hạn chế nguồn cung lương thực cho các đơn vị bộ đội chủ lực đang chiến đấu trong miền nam. Nguồn ảnh: Wiki.
Mỹ cũng thừa biết, chính phủ ta khi đó coi kinh tế nông nghiệp là trọng điểm, phần lớn người dân miền Bắc sống ở vùng nông thôn và làm nông. Nếu đê điều bị vỡ, gây ngập úng, những người nông dân sẽ chịu ảnh hưởng đầu tiên, kéo theo việc lương thực tiếp tế vào Nam sẽ giảm xuống. Nguồn ảnh: Wiki.
Một điều rất quan trọng nữa mà Mỹ nhìn thấy được ở miền Bắc Việt Nam đó là những hệ thống đê điều, không chỉ làm công tác thủy lợi mà còn đóng vai trò là hệ thống giao thông, thậm chí là giao thông huyết mạch. Nguồn ảnh: Peter.
Với việc đánh phá hệ thống đê, điều này, Mỹ tin rằng những tuyến đường giao thông tận dụng hệ thống đê điều cũng bị phá vỡ, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới việc giao thương hàng hóa, vận chuyển người và phương tiện trong khu vực. Nguồn ảnh: World.
Đến năm 1972, khi Mỹ bắt đầu phê chuẩn việc đưa hệ thống đê điều của Việt Nam trở thành một trong những mục tiêu cần phải được đánh phá trong chiến dịch Linebacker II. Còn ở miền Bắc Việt Nam khi đó có tới tổng cộng khoảng 4000 km đê, điều, đập và cống. Nguồn ảnh: Flickr.
Điều này đồng nghĩa với việc Không quân Mỹ sẽ có rất rất nhiều mục tiêu để đánh phá và họ phải lựa chọn ra một vài điểm xung yếu nhất để tăng tối đa việc tập trung hỏa lực. Ảnh: Một vệt bom B-52 dài tới hơn 1 kilomets sẽ hủy diệt mọi hệt thống đê điều nếu ném chính xác. Nguồn ảnh: Wiki.
Mặc dù vậy, Không quân Mỹ cùng lực lượng Không quân Hải quân của nước này đã không thể thực hiện được kế hoạch điên rồ và phi nhân tính kia khi mà lực lượng phòng không của Việt Nam đã trở nên quá mạnh, khiến phía Mỹ không thể đánh trúng vào hầu hết những mục tiêu chúng đã dự trù từ trước. Nguồn ảnh: Flickr.
Hầu hết những quả bom được Mỹ thả trúng vào hệ thống đê điều và đập của ta đều là bom cỡ nhỏ, không đủ sức phá hỏng hoàn toàn hệ thống đê điều vững chắc ở miền bắc. Chưa kể đến việc, nhiều chiến đấu cơ, phản lực cơ của Mỹ khi cố thực hiện nhiệm vụ tấn công hệ thống đê điều của ta đã phải "ăn quả đắng" vì hệ thống phòng không tầm thấp cực kỳ dày đặc và hiệu quả ở vùng nông thôn Việt Nam thời bấy giờ. Nguồn ảnh: Gettyimg.
Bất cứ người nông dân nào cũng sẵn sàng cầm vũ khí chiến đấu với kẻ thù, họ chiến đấu ngay bên cạnh những đường đê bao quanh cánh đồng của mình, chính việc này đã khiến những tay phi công sừng sỏ của Mỹ phải run sợ mỗi khi thực hiện một pha bổ nhào vào mục tiêu. Nguồn ảnh: Pinterest.
Đó là chưa kể đến việc những hệ thống tên lửa phòng không của ta cũng được triển khai ở cả các tỉnh lân cận Hà Nội như một cách phòng không từ xa cũng đã đập tan được âm mưu thâm hiểm của Mỹ. Tựu chung lại, kế hoạch chiến tranh thời tiết và gây "thiên tai" của Mỹ đã có ít nhiều tác dụng khi nó gây mưa lớn và ngập lụt cục bộ cho miền Bắc Việt Nam, còn âm mưu đánh phá hệ thống đê điều của ta, rõ ràng Mỹ đã thất bại thảm hại. Nguồn ảnh: Wiki.