Năm 1945, một căn bệnh mới và khủng khiếp đã xuất hiện trong đội quân của vua Charles VIII của Pháp khi ông tấn công vào Naples (Italia), đó là bệnh giang mai. Mặc dù, nó không gây tử vong nhiều như căn bệnh dịch hạch nhưng các triệu chứng và sự đau đớn của nó cũng khiến cho người bệnh kinh hoàng. Đầu tiên trên cơ thể sẽ xuất hiện các vết loét, tiếp đó là áp xe có mùi hôi và gây đau đớn. Các phương pháp chữa trị không có tác dụng nhiều, thậm chí có thời kỳ con người đã dùng thủy ngân để chữa bệnh này. Kết quả cũng chẳng khá khẩm hơn và gây nên cái chết thương tâm do thủy ngân.
Cách chữa bệnh giang mai kinh dị bằng thủy ngân khiến nhiều người khiếp đảm.
Cuối năm 1495, căn bệnh này đã lan tới Pháp, Thụy Sĩ, Đức, sau đó tới Anh và Scotland. Tới năm 1520, nó đã lan sang châu Phi, các nước châu Á và châu Đại Dương.
Vào thế kỷ 18, bác sĩ tại Pháp đã viến cuốn sách về bệnh giang mai và các bệnh hoa liễu. Năm 1761, nhà giải phẫu học và nghiên cứu bệnh tật Giovanni Battista Morgani đã xuất bản cuốn sách đề cập đến triệu chứng phân biệt giang mai và lậu.
Cho đến thế kỷ 19, triệu chứng của giang mai và lậu vẫn khiến nhiều người nhầm lẫn. Năm 1838, bác sĩ Philippe Ricord và cộng sự đã xác định rõ triệu chứng của giang mai và lậu không giống nhau.
Cách chữa khủng khiếp
Từ đầu thế kỷ 16, phương pháp chính điều trị bệnh giang mai là nhựa chế từ gỗ gaiac hoặc thuốc mỡ làm từ thủy ngân hay kinh hoàng hơn là tiêm thủy ngân vào người. Xông hơi cũng được xem là cách chữa trị vì nhiều người cho rằng nó làm toát mồ hôi loại bỏ giang mai.
Thầy thuốc Fracastoro, người Italia, miêu tả về cách chữa giang mai hồi năm 1530 bằng nhựa chiết xuất từ cây gaiac như sau: "Dùng nhựa gaiac bôi bên ngoài để chữa các vết loét, nhọt có mủ, khối áp xe. Ngoài ra, uống thuốc 2 lần/ngày bằng cốc vại lúc mặt trời mọc và khi trời tối. Việc điều trị kéo dài 1 tháng. Bệnh nhân phải ở trong phòng để tránh gió và lạnh".
Tuy nhiên, sau khi phương pháp chữa bằng cây gaiac không hiệu quả, người ta đã dùng thủy ngân. Trước đó, từ thế kỷ 14, thủy ngân đã được dùng điều trị khi có các bệnh dịch. Paracelsus, bác sĩ người Đức (1493-1541) đã nhận thấy độc tính của thủy ngân và dùng chữa giang mai bằng cách lấy thủy ngân chế ra thuốc mỡ để bôi vào da, hít thủy ngân hay tắm, xông để chữa căn bệnh này. Tuy nhiên, sau đó các bác sĩ nghi ngờ về hiệu quả thật sự, do tác dụng phụ khủng khiếp mà thủy ngân gây ra cho bệnh nhân.
Ngày nay, các phương pháp chữa bệnh hiện đại đã được áp dụng trong chữa bệnh giang mai.
Một người miêu tả dùng thủy ngân chữa giang mai khiến ai cũng khiếp đảm: "Bệnh nhân ngồi trong phòng riêng và được dùng thuốc mỡ làm từ thủy ngân bôi lên da nhiều lần trong ngày. Việc bôi mỡ làm từ thủy ngân được thực hiện cạnh một ngọn lửa, sau khi bôi xong thì bệnh nhân ngồi cạnh để toát mồ hôi. Quá trình này kéo dài 1 tháng hoặc hơn nếu bệnh không khỏi".
Tuy nhiên, thủy ngân gây tác dụng phụ khủng khiếp như ảnh hưởng hệ thần kinh, gây suy thận, loét miệng, rụng răng. Nhiều bệnh nhân đã chết vì bị ngộ độc thủy ngân chứ không phải là do giang mai.
Sau đó, suốt hàng chục năm trời. con người sử dụng các cách khác nhau để chữa giang mai nhưng không hiệu quả hoặc đưa lại tác dụng phụ. Năm 1943, penicillin được các bác sĩ tại Bệnh viện Hàng hải Hoa Kỳ dùng điều trị cho 4 bệnh nhân. Các bệnh nhân được tiêm loại thuốc này 4 tiếng/lần trong 8 ngày. Các bệnh nhân đã khỏi đánh dấu bước ngoặt mới trong việc chữa bệnh giang mai.
Ngày nay, y tế đã phát triển không ngừng. Nếu có dấu hiệu của bệnh giang mai cũng như các bệnh lây truyền qua đường tình dục, mọi người nên đi khám để tránh rước phải hậu quả khôn lường.
Giang mai ở nam giới là một bệnh truyền nhiễm do xoắn khuẩn giang mai gây ra và lây truyền qua tiếp xúc trực tiếp, thường...