Hình ảnh những chiếc xe tăng vượt qua cổng Dinh Độc Lập – nơi đặt bộ chỉ huy đầu não của chính quyền VNCH đã đi vào lịch sử chiến tranh giải phóng dân tộc của Việt Nam. Đó cũng là những chiếc xe tăng đã đập tan nhiều phòng tuyến kiên cố của quân địch trên tuyến đường tiến về giải phóng Sài Gòn. Nguồn ảnh: TL
Khoảng 200 xe tăng đã được Quân đội Nhân dân Việt Nam huy động cho chiến dịch giải phóng miền Nam thống nhất đất nước. Trong đó, những chiếc xe tăng T-54 đóng vai trò “xương sống” toàn bộ lực lượng thiết giáp tham gia chiến dịch lịch sử, thống nhất hoàn toàn đất nước sau 21 năm đau thương chia cắt hai miền Nam – Bắc. Ảnh: Đại Dương
Ảnh xe tăng T-54B mang số hiệu 843 trong sân Dinh Độc Lập ngày 30.4. Chiếc 390 đã húc đổ cánh cổng Dinh Độc Lập tuy là một chiếc T59 do Trung Quốc sản xuất, nhưng cơ bản thì T59 vốn được chế tạo hoàn toàn trên cơ sở T-54. Nếu đặt hai xe T-54 và T59 nằm cạnh nhau thì rất khó để phân biệt bởi chúng giống nhau như “hai giọt nước”. Nguồn ảnh: Youtube
Quân đội Nhân dân Việt Nam tiếp nhận những chiếc xe tăng T-54 đầu tiên từ Liên Xô vào ngày 29.2.1962 gồm 11 chiếc. Các năm tiếp theo ta nhận được thêm hàng chục chiếc khác. Ngày 22.6.1965, Trung đoàn xe tăng 203 được thành lập với trang chủ yếu là xe tăng T-54. Đây là loại tăng hiện đại nhất của QĐND Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ. Nguồn ảnh: BTL Binh chủng TTG
T-54 là cỗ xe tăng huyền thoại trong lịch sử xe tăng thế giới, nó chính thức ra đời năm 1946 và liên tục được cải tiến tới tận năm 1966 ở Liên Xô, Ba Lan và Tiệp Khắc. Ước tính gần 40.000 chiếc T-54 gồm nhiều biến thể đã được sản xuất. Nguồn ảnh: BTL Binh chủng TTG
Theo tiêu chuẩn những năm 1950, T-54 là “cỗ xe tăng tuyệt vời với hỏa lực chết người, giáp bảo vệ tuyệt vời và độ tin cậy tốt". Bên cạnh đó, nó có kích thước nhỏ và nhẹ hơn so với xe tăng NATO cùng thời như M48 Patton và Centurion. Pháo tăng D-10T 100mm cũng mạnh mẽ uy lực hơn so với pháo của phương Tây. Nguồn ảnh: BTL Binh chủng TTG
Xe tăng T-54 được trang bị pháo chính D-10T cỡ 100mm hoặc D-10T2S với hệ thống ổn định STP-2 Tsyklon trên phiên bản T-54B được đánh giá mạnh hơn so với nòng 90mm của M48 Patton và nòng 76,2mm M41 Bulldog trang bị trong Quân đội VNCH. Pháo D-10T đủ khả năng xuyên thủng giáp tăng M48 và M41. Ảnh: Đại Dương
Loại pháo này đạt tầm bắn xa nhất 14,6km hoặc 16km, tầm bắn thẳng hiệu quả 1.000m, sơ tốc đầu đạn 1.000m/s. Nguồn ảnh: Wiki
Hệ thống xe tăng thời này chưa có hệ thống điều khiển hỏa lực hiện đại, mà chủ yếu là các khí tài quang học hỗ trợ ngắm bắn cho pháo thủ. Dẫu vậy thế là đủ dùng bởi xe tăng đối phương cũng không hiện đại hơn là bao nhiêu. Nguồn ảnh: Wiki
Cơ số đạn dự trữ lên tới 43 viên, tốc độ nạp đạn 6-7 phát/phút với kíp pháo thủ thuần thục, kinh nghiệm, sức khỏe đảm bảo. Nguồn ảnh: Wiki
Pháo chính có thể bắn nhiều loại đạn gồm: đạn nổ phá mảnh UOF-412; đạn xuyên giáp UBR-412 và UBR-412D; đạn lõm chống tăng 3BUK4 và đạn xuyên dưới cỡ guốc ốp nòng vạch đường 3UBM6 (có khả năng xuyên giáp 260mm ở cách 1.000m). Xe tăng T-54 có khả năng hủy diệt các công sự kiên cố như lô cốt, hầm hào, phá hủy mọi xe tăng – thiết giáp của VNCH… Ảnh: Đại Dương
Hỏa lực phụ có một đại liên 7,62mm PKT đồng trục pháo chính… Nguồn ảnh: Wiki
…và một đại liên DShK 12,7mm trên nóc tháp pháo có thể sử dụng để phòng không khi cần. Ảnh: Đại Dương
Giáp bảo vệ xe khá tốt với mặt trước thân dày 100mm, trước tháp pháo dày 205mm; hông xe dày 80mm, hông tháp pháo 130mm; đuôi xe dày 60mm, mặt sau tháp pháo dày 60mm; mặt trên thân dày 33-16mm, tháp pháo là 30mm. Nguồn ảnh: Wargaming
T-54 có khả năng cơ động tốt với động cơ diesel 500 mã lực cho tốc độ 45-55km/h, có khả năng lội nước sâu 5m với khí tài hỗ trợ cần chuẩn bị 30 phút. Ảnh: Đại Dương