Chân dung nữ thợ xăm Sài Gòn - Phạm Mai
Cô thợ xăm đang được nhắc đến ở đây tên Phạm Mai, quê gốc Hưng Yên, hiện đang sinh sống và làm việc ở Sài Gòn. Tính đến nay, cô đã theo nghề được 4 năm, mang trong mình niềm đam mê lớn với môn nghệ thuật xăm trổ. Cũng vì thế, Phạm Mai sở hữu trên mình vô số hình xăm lớn nhỏ. Đặc biệt, cô xăm cả trên mặt, cổ và nhiều vùng da nhạy cảm khác.
Nhớ lại chuyện bén duyên nghề xăm, Phạm Mai kể: "Tôi có quen một đàn chị là thợ xăm, khi thấy chị ấy tôi liền muốn trở thành thợ xăm như vậy. Sau đó, tôi chọn xăm hình như một cái nghề thời thượng, vừa mốt vừa độc lạ.
Ban đầu, tôi không nghĩ mình sẽ xăm nhiều như bây giờ, nhưng càng làm nghề tôi càng yêu thích. Tôi xăm hình đầu tiên năm 19 tuổi, lúc mới xăm xong tôi tự hứa với lòng sẽ không bao giờ xăm nữa vì đau quá. Nhưng sau xăm được vài ngày, tôi lại quên ngay cái đau đó và muốn có hình xăm mới. Nhiều người nghĩ xăm hình là hư hỏng, có lẽ do họ không biết thời buổi bây giờ, người đi xăm có ở mọi tầng lớp xã hội. Tôi xăm nhiều như vậy cũng bị đánh đồng với điều tiếng không hay nhưng tôi mặc kệ. Mình sống tốt là được."
Phạm Mai gặp nhiều điều tiếng không hay vì xăm hình
Phạm Mai cho biết, việc xăm hình không mang ý nghĩa thể hiện cái tôi cá nhân của cô. Thay vào đó, nghề xăm và cuộc sống của cô có liên quan đến nhau. Phạm Mai yêu nghề vì nghề tạo cho cô những cảm xúc tích cực. "Xăm càng nhiều thì càng bị kỳ thị, điều này chỉ khiến tôi càng có tâm với nghề hơn mà thôi. Muốn người khác nhìn hình xăm theo hướng tích cực thì trước tiên bản thân phải tích cực, tích cực từ trong suy nghĩ đến hành động. Xăm cũng để rèn luyện bản thân", nữ thợ xăm nói.
Thợ xăm Sài Gòn tiết lộ: "Vị trí xăm đau nhất trên cơ thể là vòng 3 và nách. Xăm ở cổ, mặt cũng đau nhưng không bằng 2 vị trí kể trên. Vị trí nào da càng mỏng càng đau. Tôi đã xăm hết người nên hiểu cảm giác này, mỗi chỗ đau một kiểu nhưng đều chịu đựng được, đau dài hay ngắn là tùy sức mỗi người.
Khi xăm xong, tôi cảm giác mình vừa vượt qua một thử thách và hạnh phúc khi có hình xăm mới. Hiện tại, tôi vẫn đang cố xăm, được bao nhiêu hay bấy nhiêu vì xăm thật sự đau. Tôi không dùng thuốc tê nhiều, đa phần không gây tê cả những vùng đau nhất. Chịu được cảm giác xăm thì không có cảm giác nào đánh gục được mình cả."
Theo Phạm Mai, quy trình xăm diễn ra như sau: Đầu tiên là thiết kế hình. Sau khi khách ưng ý sẽ tiến hành vệ sinh da, chuẩn bị kim mực xăm. Cuối cùng là xăm hình. Tuỳ vào hình khó dễ, lớn nhỏ mà thời gian thực hiện dài ngắn khác nhau. Vì hình xăm bây giờ rất phong phú nên cô thường tư vấn theo sở thích của khách. Kim xăm chỉ tổn thương da khoảng 1,5mm nên không gây chảy máu. Khách hàng có thể an tâm thực hiện việc mình thích.
Phạm Mai xăm hình ngôi sao quanh mắt tượng trưng cho những người cô yêu thương trong gia đình
Phạm Mai gần như xăm kín người
Nữ thợ xăm cảm thấy hạnh phúc mỗi khi xăm thêm hình mới
Nữ thợ xăm dịu dàng trong trang phục truyền thống
Cận cảnh tuyển tập hình xăm đẹp mắt của những thanh nữ mới lớn xứ tỷ dân.