Trong ba yếu tố đó, giống có vai trò quan trọng nhất.
Con tằm là loài côn trùng đã được loài người thuần hóa qua hàng nghìn năm. Tính hoang dã ở nó gần như tiêu biến hết. Nó rất mẫn cảm với các điều kiện ngoại cảnh và chế độ nuôi dưỡng. Nó là loài biến thái hoàn toàn và cuộc đời trải qua 4 giai đoạn là: Trứng, tằm, nhộng, ngài. Trong đó, chỉ có giai đoạn hai (lúc trứng nở thành con tằm) là chúng tiếp nhận thức ăn từ lá dâu để tích lũy chất dinh dưỡng và dùng cho cả cuộc đời của nó.
Tuy nhiên, một vòng đời của chúng cũng chỉ kéo dài từ 6-8 tuần. Nó rất phụ thuộc vào các điều kiện ngoại cảnh như: Nhiệt độ, ẩm độ, độ thoáng của không khí, ánh sáng và gió. Trong đó, nhiệt độ là điều quan trọng nhất.
Tằm có thể sống được trong khung nhiệt độ từ 7,5-37 độ C. Nhiệt độ tối thích đối với chúng là từ 20-300C. Trong điều kiện ở các làng quê, bà con mình tìm cách giữ được nhiệt độ ở ngưỡng thích hợp cũng là một việc không dễ. Tuy nhiên, nhiệt độ có vai trò rất quyết định tới đời sống của con tằm và năng suất kén mà chúng tạo ra. Mỗi giống tằm cũng đòi hỏi ngưỡng nhiệt độ thích hợp khác nhau. Nó chênh nhau 1-20C. Khi mua giống tằm, ta phải nắm được điều này.
Ẩm độ cũng ảnh hưởng rất lớn tới sức sống của con tằm. Ẩm độ của không khí ảnh hưởng tới độ tươi của lá dâu hái về, tới sự bốc hơi của con tằm, tới sự điều tiết, nhiệt độ cơ thể và quá trình trao đổi chất trong con tằm. Cơ thể tằm to lớn vậy, nhưng nó yếu ớt, vận chuyển chậm chạp và rất phụ thuộc vào điều kiện môi trường. Vì vậy, phải cố gắng tạo điều kiện tối ưu cho tằm sinh sống.
Việc chọn giống tằm là việc hệ trọng. Hiện nay, các chuyên gia về dâu tằm ở Trung tâm Nghiên cứu dâu tằm tơ trung ương (ở Ngọc Thụy, Long Biên, Hà Nội) đã có được những bộ giống tốt nhất để phục vụ cho bà con. Giống tằm Lưỡng Quảng 2 (của Trung Quốc) và giống lưỡng hệ tứ nguyên được chọn tạo trong nước là những giống quý. Ngoài ra, họ còn một số loại giống khác như: TN 1287, TN 1827, JQ 9312, JQ 1235... đang được cung cấp rộng rãi cho các nơi.
Trung tâm còn đưa ra một kỹ thuật nuôi mới và được đánh giá là rất hiệu quả, đó là kỹ thuật nuôi tằm con tập trung và nuôi tằm lớn dưới nền nhà.
Chúng ta biết rằng, giai đoạn sinh trưởng phát dục của tằm có hai thời kỳ là, thời kỳ tằm con và thời kỳ tằm lớn.
Theo phương pháp truyền thống thì tằm con và tằm lớn được nuôi riêng theo từng hộ, nuôi trong nong và đặt trên các tầng cũi. Cả 2 loại tằm con và tằm lớn đều cho ăn 6 bữa/ngày và thay phân 18 lần trong 1 lứa. Nhưng theo phương pháp mới họ bố trí: Tằm con thì nuôi tập trung, còn tằm lớn thì phân tán về các hộ và nuôi ngay trên nền nhà. Cả tằm con và tằm lớn đều chỉ cho ăn 3 bữa/ngày và số lần thay phân ít hơn. Phương pháp này giúp bà con đỡ được rất nhiều công.
Theo phương pháp mới, ta đã dành được 1/2 số bữa cho ăn, 3/4 số lần thay phân, tăng 3-4 lứa tằm/năm. Do vậy, đã tiết kiệm được 10-12% lá dâu, 33% công lao động, năng suất kén/vòng trứng đạt trên 14kg; năng suất kén/ha dâu đạt 1.800-2.000kg kén, thu nhập kén từ 1ha dâu đạt từ 80-85 triệu đồng. Mặt khác, ta có thể chuyển dần việc sản xuất dâu tằm dưới hình thức nhỏ kẻ, phân tán, manh mún sang sản xuất tập trung chuyên canh theo hướng tạo ra hàng hóa có giá trị kinh tế cao.
Chuyên gia Nguyễn Lân Hùng