1.Yếu ớt, hay choáng váng, mệt mỏi
Đây là những triệu chứng phổ biến nhất của sự thiếu hụt vitamin B12 bởi lúc này, cơ thể sản sinh ra ít tế bào hồng cầu cần thiết cho việc lan truyền oxy. Kết quả là, bạn cảm thấy buồn ngủ, mệt mỏi và thậm chí có những phản ứng hết sức chậm chạp.
Nhiều người nhầm lẫn các triệu chứng này với việc ngủ kém, làm việc căng thẳng và kéo dài. Nếu tình trạng của bạn ngày càng trở nên tồi tệ hơn, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ và làm xét nghiệm máu để kiểm tra lượng B12.
2. Khó thở
Một trong những dấu hiệu cho thấy sự thiếu hụt vitamin B12 là cảm thấy khó thở khi gắng sức. Vitamin B12 góp phần vào việc sản xuất hemoglobin - protein vận chuyển oxy trong máu. Thiếu hụt vitamin có thể làm giảm lưu lượng oxy đến các mô, gây thiếu máu dẫn đến khó thở và suy nhược.
Hãy khám sức khỏe nếu bạn cảm thấy mệt mỏi không rõ nguyên nhân, đau ngực, khó thở, đau lưỡi.
3. Tổn thương dây thần kinh và cảm giác kim châm ở tay chân
Thiếu B12 có thể làm suy yếu tế bào thần kinh, dẫn đến cảm giác như kim châm nhẹ ở bàn tay và bàn chân của bạn. Nếu bạn bỏ qua các triệu chứng này, chúng sẽ biến thành dị cảm.
Trong hệ thần kinh, vitamin B12 là chất cần thiết cho sự hình thành myelin, một vỏ bọc màu trắng xung quanh sợi thần kinh. Thiếu vitamin B12 có thể dẫn đến thoái hóa tủy sống, dây thần kinh thị giác, mô não và dây thần kinh ngoại vi.
Ngoài ra, nếu không nhận được sự bảo vệ của B12, các dây thần kinh tủy sống có thể dần dần bị phá hủy. Kết quả là bạn sẽ vấp ngã và mất thăng bằng thường xuyên hơn ngay cả khi đi trên các bề mặt phẳng.
4. Da nhợt nhạt hoặc vàng da
Sản xuất hồng cầu phụ thuộc rất nhiều vào lượng vitamin B12. Quá trình sản xuất không đúng các tế bào máu đỏ gây ra tình trạng thiếu máu megaloblastic. Lúc này, các tế bào máu đỏ trở nên mong manh và không thể phân chia được. Do đó, bạn không có nhiều tế bào máu đỏ lưu thông khắp cơ thể và khiến da có màu nhạt.
5. Sưng lưỡi
Miệng cũng là bộ phận dễ dàng nhận biết sự thiếu hụt B12 trong máu. Vì cơ thể bạn không có đủ vitamin B12, sự tổng hợp DNA trở nên suy yếu. Kết quả là, các tế bào biểu mô ở miệng bắt đầu phân chia nhanh chóng và gây ra viêm lưỡi, viêm môi góc, loét miệng tái phát và nấm candida miệng. Các triệu chứng của viêm lưỡi có thể đến và đi liên tục.
6. Táo bón, chán ăn
Có nhiều lý do khác nhau gây ra các vấn đề về tiêu hóa như táo bón và thiếu hụt vitamin B12 là một trong số đó. Nếu ko được chú ý, tình trạng này trở thành mãn tính, gây khó chịu dạ dày, tiêu chảy và chán ăn.
7. Giảm thị lực
Lượng B12 trong cơ thể ở mức thấp có thể dẫn đến các căn bệnh về thần kinh thị giác gây giảm thị lực. Nghiên cứu gần đây cho thấy, sự kết hợp của Vitamin E, DHA, và Vitamin B12 giúp cải thiện thị giác và độ nhạy võng mạc ở những bệnh nhân bị bệnh tăng nhãn áp.
8. Xương yếu
Cũng giống như canxi và vitamin D, vitamin B12 đóng một vai trò rất quan trọng trong việc hình thành các tế bào tạo xương của cơ thể. Thiếu vitamin có thể dẫn đến chứng loãng xương khiến xương yếu và dễ gãy. Người cao tuổi có nguy cơ cao hơn bất kỳ nhóm đối tượng nào, đó là lý do tại sao nên xét nghiệm máu thường xuyên.
9. Trầm cảm
Hàm lượng vitamin B12 thấp sẽ có tác động mạnh đến quá trình sản xuất serotonin trong não – chất giúp điều chỉnh tâm trạng. Trong phần lớn các trường hợp, việc bổ sung B12 có thể cải thiện đáng kể tình trạng này.
Nghiên cứu của Đại học Milan (Ý) đã tìm ra loại vitamin được cho là đóng vai trò cực kỳ quan trọng để tạo nên "bản...