ZTE không thể sản xuất smartphone riêng sau khi Mỹ ngăn chặn công ty này làm việc với các nhà cung cấp Mỹ, đáng chú ý nhất là Qualcomm. Để cứu mình, ZTE đã kháng cáo lệnh cấm xuất khẩu 7 năm mà chính phủ Hoa Kỳ ban hành trở lại vào tháng trước.
ZTE đang phải đối diện với khả năng không còn sản xuất điện thoại.
Năm ngoái ZTE thừa nhận đã cung cấp các bộ phận do Mỹ sản xuất cho Iran và Bắc Triều Tiên bất chấp các hạn chế thương mại. Mỹ đã phạt công ty với mức phạt 1,2 tỷ USD, nhưng đã đồng ý định chỉ lệnh cấm xuất khẩu trong thời gian quản chế 3 năm.
Tuy nhiên, Bộ Thương mại cho rằng ZTE đã phá vỡ hiệp ước bằng cách trả tiền thưởng đầy đủ cho các quan chức vi phạm quy định, điều khác biệt so với hứa hẹn của hãng. Theo Reuters, ngay sau sự vụ xảy ra thì chính phủ Trung Quốc đã thảo luận vấn đề với một phái đoàn Mỹ vào tuần trước trong bối cảnh căng thẳng thương mại Mỹ-Trung leo thang.
Hầu hết các điện thoại của ZTE đều sử dụng bộ vi xử lý đến từ Qualcomm có trụ sở tại San Diego. Trong khi công ty cũng sử dụng chip từ hãng Đài Loan MediaTek, nhưng những công cụ này không đủ mạnh cho các thiết bị cầm tay cao cấp của ZTE như chip từ Qualcomm.
Những điện thoại ZTE hiện tại đang tạm ngừng sản xuất.
Một nhân viên của ZTE cho biết việc sản xuất đã chấm dứt và công nhân đang bận rộn với việc đào tạo. Không có điện thoại nào được cung cấp ra khỏi dây chuyền sản xuất, ZTE đã ngừng bán hàng thông qua trang web của mình và trang thương mại Tmall của Alibaba. Các nhà cung cấp dịch vụ không dây ở Trung Quốc vẫn đang bán các thiết bị, nhưng hầu như đều ở trạng thái hết hàng. Trong khi đó, cuộc họp cổ đông thường niên của công ty được lên kế hoạch vào 11/5, nhưng sự gián đoạn khiến các nhà điều hành trì hoãn nó cho đến cuối tháng Sáu.
Cũng theo ZTE thì công ty vẫn duy trì đủ tiền mặt và sẽ đáp ứng các nghĩ vụ thương mại của mình. Tuy nhiên, nếu không thể tìm được giải pháp khắc phục bế tắc, công ty có thể đóng cửa hoạt động của mình.
ZTE đã đệ đơn lên Bộ Thương mại Hoa Kỳ để yêu cầu đình chỉ lệnh cấm nhận hàng xuất khẩu Mỹ mới đây.