Một giáo viên người Nhật đã chia sẻ câu chuyện học ngoại ngữ của mình như sau.
Tôi đã ngừng học tiếng Anh sau khi đậu vào một trường đại học, tôi chưa từng có một tấm bằng Toiec nào cả. Ở tuổi 33, tôi bắt đầu học lại tiếng Anh, và học tiếng Trung vào năm 34 tuổi.
10 năm sau, tôi làm công việc dịch thuật tự do ở mảng tin tức bằng tiếng Anh và tiếng Trung. Ngoài ra, khi sống ở Trung Quốc, tôi trở thành giáo viên dạy tiếng Nhật tại một trường đại học, và nhận bằng khen “giáo viên nước ngoài xuất sắc nhất” 2 lần.
Công việc chính của tôi là phóng viên kinh tế, việc dạy ngoại ngữ và dịch thuật đơn thuần ban đầu tôi chỉ nghĩ đó là nghề tay trái, nhưng bây giờ nó trở thành một công cụ đắc lực giúp ích cho việc kinh doanh của mình rất nhiều. Tôi muốn chia sẻ kinh nghiệm học của mình đến với mọi người, không bao giờ là quá muộn.
Tôi đã khóc vì không nói được tiếng Anh
Vào năm 30 tuổi, tôi đã gặp một thất bại đau đớn nhất trong công việc của mình. Cuối năm 2007, theo lời mời của chính phủ Hàn Quốc, có một cơ hội đến Bắc Triều Tiên dành cho tất cả mọi phóng viên trên thế giới. Có 30 người tham dự và Nhật Bản có 2 người, tôi là một trong số đó.
Trong khi các phóng viên khác nói chuyện, trao đổi với nhau bằng tiếng Anh thì tôi không thể nói được một câu nào hoàn chỉnh. Tôi chỉ biết ngồi cười trừ và nghe thoáng thoáng họ nói chuyện, và chỉ nghe được mỗi một từ “Conan”.
Khi ở trong máy bay quay trở về, tôi bắt đầu nung nấu một ý chí quyết tâm mạnh mẽ “Mình sẽ học tiếng Anh ngay lập tức khi đặt chân đến nhà”. Và tôi đã có một bài thi Toiec đầu tiên vào năm 2008.
Nếu như ngừng việc học tiếng Anh bây giờ, chắc chắn tương lai của tôi sau này sẽ đắm chìm trong thất vọng và tiếc nuối.
Việc đầu tiên khi bắt đầu nghiêm túc với chuyện học ngôn ngữ chính là phân chia các mục tiêu rõ ràng, cụ thể. Đừng bao giờ đặt mục tiêu quá mơ hồ như “có thể nói một ngôn ngữ nước ngoài”. Ví dụ, “giao tiếp với người nước ngoài khi đi công tác”, “đạt được Toiec 800 trước khi Olympic Tokyo” là những mục tiêu cụ thể, nhưng chúng ta cần phải có một lộ trình, một con đường học tập cụ thể cho từng giai đoạn, để biến mục tiêu trở nên khả thi hơn.
1. Đăng ký thi ngay lập tức
Có một mốc thời gian cụ thể sẽ giúp mọi người phân chia việc học ra từng giai đoạn rõ ràng. Có một thực tế rằng, động lực học thay đổi rất nhiều khi bạn cứ chần chừ không thi cử. Khi học 1 hoặc 2 năm liên tục, một phần do công việc bận rộn có thể làm gián đoạn. Nếu vào thời điểm đó mà không có kế hoạch thực hiện các bài kiểm tra, nguy cơ quên lãng kiến thức, chán nản sẽ tăng rất cao. Bằng cách trải qua các bài kiểm tra thường xuyên, bạn sẽ cũng cố được kiến thức, hoạch định lại việc học của mình tốt hơn.
2. Tạo ra nhận thức về sự hối tiếc và hoàn thành mục tiêu
Hãy biến việc học thành một trò chơi, cảm giác khi thắng cuộc một trò chơi sẽ như thế nào, và ngược lại khi thua sẽ thấy hối tiếc ra sao. Ví dụ khi bạn vừa phải nhớ ngữ pháp, từ vựng, vừa phải đọc to đoạn văn thì hãy chuyển nó thành một trò chơi luyện nói, ai nhớ nhanh, nhớ lâu nhất sẽ chiến thắng.
Bên cạnh đó, bạn cũng nên tự tạo ra chủ đề quen thuộc và thú vị như “chuyến đi mua sắm đầy tiếc nuối của tôi”, “tôi đã may mắn như thế nào”...Hãy chuẩn bị từ 30 phút đến 1 tiếng, sau đó tự luyện nói vỏn vẹn trong 1 phút. Tuy nhiên, để tạo ra một môi trường học tiếng Anh hoặc một ngôn ngữ khác, bạn có thể tham dự hội thảo hoặc các buổi học bằng thứ tiếng đó.
3. Nói cho người khác biết mục tiêu của mình
Khác với mục tiêu như đi du lịch, nếu bạn nói cho người khác biết như “Tháng 6 tôi phải thi Toiec”. Bằng cách này, mục tiêu của mình đã được được người khác xác minh, và hãy thử tưởng tượng khi đã dỏng dạc tuyên bố mình sẽ đậu, và nếu không đậu thì sẽ rất là xấu hổ. Điều này tạo một động lực để bản thân phải nổ lực hết sức để chiến thắng.
4. Kết bạn
Kiếm một người bạn hoặc một nhóm bạn có cùng đam mê, mục tiêu với mình để kết bạn thì thật tuyệt vời. Ngoài những lúc học hành căng thẳng, khó khăn, mọi người có thể chia sẻ những áp lực, và cùng nhau động viên vượt qua giai đoạn chán nản, cố gắng cho kỳ thi sắp đến.
5. Ngừng một số thói quen hiện nay
Lý do lớn nhất mọi người thường biện minh cho việc bỏ cuộc nữa chừng là bận rộn, không có thời gian. Nếu học hành nghiêm túc, bạn cần phải “ném” một cái gì đó đi, để có được một khoảng thời gian trống. Khi tôi làm phóng viên, tôi đã bỏ ăn trưa hoặc ăn nhanh hết mức có thể để dành cho việc học, tôi tham gia học trực tuyến mỗi ngày và vào cuối bữa ăn tối tôi thường uống 1 ly rượu. Quan niệm của tôi là, hôm nay đã xong một ngày, ngày mai mình phải duy trì như vậy.
Ðã vài năm qua, việc ra công viên tìm người nước ngoài để luyện các kỹ năng tiếng Anh đã “nở rộ” thành phong trào....