Xe tăng T-54B (Ob’yekt 137G2) được chế tạo bởi phòng thiết kế Hạ Tagil dưới sự chỉ đạo của L.N.Kartsev. T-54B được tiếp nhận vào trang bị theo mệnh lệnh của Bộ quốc phòng Liên Xô vào ngày 11.9.1956. Việc sản xuất hàng loạt từ năm 1957 đến 1959 ở Kharkov, Hạ Tagil và Omsk. Ảnh: Một chiếc T-54B của Syria.
Xe tăng T-55 được chế tạo dưới tên gọi “Ob'yekt 155” bởi phòng thiết kế Hạ Tagil dưới sự chỉ đạo của L.N.Kartsev. Xe tăng được tiếp nhận vào trang bị theo mệnh lệnh của Bộ quốc phòng Liên Xô vào ngày 24.5.1958. Việc sản xuất hàng loạt được thực hiện ở Kharkov, Hạ Tagil và Omsk từ năm 1958 đến năm 1962. Ảnh: Một chiếc T-55 của Liên Xô.
Để phân biệt giữa T-54B và T-55, ta có thể nhìn vào các cặp bánh chịu nặng của nó. Ở T-54B, các cặp bánh chịu nặng có nan bánh xe hình kiểu mạng nhện 12 cánh. Tuy nhiên sau này các T-54B được nâng cấp thành chuẩn T-55 và do các cặp bánh chịu nặng T-54B không sản xuất nữa nên sử dụng các cặp bánh chịu nặng của T-55. Ảnh: Một chiếc T-54B nguyên bản còn giữ nguyên các cặp bánh chịu nặng có nan bánh xe hình kiểu mạng nhện 12 cánh.
Ở T-55, các cặp bánh chịu nặng có nan bánh xe hình sao biển 5 cánh.
Ngoài ra, có một điểm phân biệt giữa T-54B và T-55 nữa là ở T-54B, trên nóc tháp pháo, trước mái vòm lính nạo đạn có 1 lỗ thông gió và ở vị trí lái xe có một lỗ để bắn súng máy PKT từ bên trong. Ảnh: lỗ thông gió trên nóc tháp pháo T-54B.
Vị trí lỗ bắn súng máy PKT của lái xe trên T-54B.
T-55 do được thiết kế để chống lại ảnh hưởng của vũ khí hạt nhân nên việc để thiết bị thông gió và lỗ hở cho súng PKT là không cần thiết, vì vậy lỗ thông gió trên nóc tháp pháo, phía trước mái vòm lính nạp đạn và lỗ bắn súng máy PKT ở vị trí lái xe đã được loại bỏ. Ảnh: Trên nóc tháp pháo T-55 không còn lỗ thông gió.
Lỗ bắn súng máy PKT ở vị trí lái xe đã được loại bỏ trên T-55.
Về hỏa lực và hệ thống điều khiển hoả lực, xe tăng T-54B và T-55 tương tự nhau. Cả 2 đều sử dụng pháo D-10T2S với hệ thống cân bằng ngang-dọc STP-2 Tsyklon-2. T-54B và T-55 (ảnh) sử dụng kính ngắm ban ngày TSh-2A-22 (khoanh đỏ), kính ngắm hồng ngoại cho pháo thủ TPN-1-22-11 (khoanh xanh lục) và khí tài nhìn đêm TKN-1 cho chỉ huy, được trang bị với một đèn hồng ngoại Lunar-M lắp ngay cạnh pháo chính (khoanh vàng) và một đèn hồng ngoại OU-3 trên mái vòm chỉ huy (khoanh xanh dương).
Ở T-54B, cơ số đạn pháo chính là 34 viên đạn, trong khi T-55 là 43 viên đạn nhờ phần trước khung gầm xe được thiết kế lại để chứa thêm đạn pháo và nhiên liệu bên trong. Ảnh: T-55 với các vị trí chứa đạn pháo
Trên mái vòm lính nạp đạn của T-54B được trang bị tiêu chuẩn với một khẩu súng máy hạng nặng 12,7mm DShK, trong khi T-55 không có vì nếu xảy ra cuộc xung đột hạt nhân, lính nạp đạn không thể trèo ra ngoài bắn súng máy do sẽ bị ảnh hưởng của phóng xạ. Ãnh: Một khẩu súng máy hạng nặng 12,7mm DShK lắp trên T-54B.
Tuy nhiên đến năm 1969, do tính chất của các cuộc xung đột phi hạt nhân nên súng máy hạng nặng 12,7mm DShK đã được trang bị lại trên T-55. Ảnh: Lính nạp đạn trên chiếc T-55 đang bắn súng máy hạng nặng 12,7mm DShK.