Sử dụng các chế phẩm vi sinh có các chủng phân hủy Xellulose (phân hủy các chất hữu cơ thô), các chủng đối kháng như nấm Trichoderma (chịu nhiệt và thích ứng khoảng pH rộng). Cần phơi đất tối thiểu phải đạt được 7 ngày (nếu phơi được sau 2 tuần là tốt nhất).
Cần chọn những giống lúa xác nhận, chất lượng tốt để gieo sau lũ. |
Sau cày phơi đất cần tiến hành bừa trục và làm đất kỹ để xuống giống. Trước sạ 1 ngày cần bón thêm lân nung chảy (40kg/1.000m2) hoặc phân lân thiên nhiên Guano (20 - 30kg/1.000m2). Trên loại đất có tỷ lệ cát cao (>50%) hoặc những nhóm đất bạc màu, nghèo dinh dưỡng cần bón thêm phân hữu cơ chế biến (phân hữu cơ sinh học, hữu cơ vi sinh) với liều lượng từ 50 - 100kg/1.000m2.
Cần sử dụng những giống lúa xác nhận và tuân thủ lịch gieo sạ né rầy theo khuyến cáo của từng địa phương. Trước khi sạ cần xử lý hạt giống với chế phẩm Cruise hoặc Comcat để tăng sức phát triển của mầm và rễ lúa, đồng thời 2 chế phẩm này còn góp phần tăng sức chống chịu với các đối tượng sâu bệnh hại lúa ở giai đoạn đầu.
Với vụ đông xuân 2011 - 2012 tại các vùng ngập lũ kéo dài, có lượng phù sa bồi lắng nhiều cần giảm liều lượng đạm (N) để bảo đảm tính cân đối và vừa tiết kiệm vật tư đầu vào vừa khai thác, thừa hưởng lượng dinh dưỡng thiên nhiên ban tặng.
Đợt bón thúc lần 1 (từ 7 - 10 ngày sau sạ) nên sử dụng những loại phân tiết kiệm đạm (như phân đạm hạt vàng- ure 46A+; phân đạm xanh- ure+ NEB-26; phân NPK TE-01).
Đợt bón thúc 2 (từ 16 - 22 ngày sau sạ) nên sử dụng các loại phân chuyên dùng cho lúa như: NPK TE-01; NPK (20-5-5 +TE).
Đợt bón thúc 3 (từ 40 - 45 ngày sau sạ), đây là giai đoạn thúc đòng và nuôi đòng (giai đoạn quyết định số hạt/trên bông) cũng cần sử dụng những loại phân bón chuyên dùng cho lúa như: NPK TE- 02, NPK (8-16-16 +TE). Để hỗ trợ tốt cho quá trình làm đòng có thể phun xịt thêm phân bón lá có thành phần hàm lượng dưỡng chất tối thích cho giai đoạn này như: Phân bón lá 10- 60-10+ TE ; NPK(6-30-30 +TE).
TS Nguyễn Đăng Nghĩa